Nghi Phương: Huy động sức dân làm đường giao thông nông thôn

(Baonghean) - Những ngày này, trên các trục đường liên thôn thuộc địa bàn xóm 9 xã Nghi Phương (Nghi Lộc), bà con đang hăng hái tham gia phát quang cây cối, phá dỡ tường bao để giải phóng mặt bằng chuẩn bị cho địa phương ra quân làm giao thông nông thôn.
Bà con nơi đây không những hưởng ứng nhiệt tình, góp nhiều ngày công để mở rộng tuyến đường này, mà còn tự nguyện hiến hàng chục mét vuông  đất vườn, đất thổ cư và phá dỡ các công trình phụ để chuẩn bị cho việc làm đường giao thông.
Một trong những điển hình của phong trào hiến đất làm giao thông nông thôn, phục vụ xây dựng nông thôn mới là gia đình anh Phan Văn Dần. Tuy gia đình chưa phải khá giả, nhưng nhận thức được đây là chủ trương lớn của Nhà nước và của địa phương nên gia đình anh Dần đã tự nguyện phá dỡ tường bao, ki - ốt và hiến gần 50 m2 đất vườn. Anh Dần chia sẻ: "Tôi nghe lời Bác dạy, hy sinh quyền lợi vì lợi ích chung, vì vậy khi xóm mở rộng đường giao thông tôi cùng với bà con nhân dân tự nguyện phá dỡ tường rào, và ốt đang buôn bán, hiến đất để làm nên con đường mới rộng rãi, thuận tiện cho bà con đi lại sản xuất".
Xác định việc mở rộng đường sẽ ảnh hưởng đất vườn, đất ở của một số hộ dân, trước thời điểm triển khai thi công, nhiều đơn vị đã tổ chức các cuộc họp xóm để lấy ý kiến và lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, từ đó mới hạch toán, quyết định các khoản đóng góp, quản lý, giám sát thực hiện trên cơ sở hướng dẫn và chỉ đạo của xã. Ban cán sự xóm thường xuyên đến tận các hộ tuyên truyền, vận động bà con, nhất là những hộ nghèo, cận nghèo hiểu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đồng thời huy động sự tham gia tích cực, nhiệt tình của nhân dân như: Vận động ngày công làm đường giao thông nông thôn, quyên góp vật liệu xây dựng, chỉnh trang nhà ở khu dân cư.
Trước tiên, cán bộ, đảng viên là những người tiên phong, làm nòng cốt trước để nhân dân làm theo. Với cách làm đó, hầu hết các hộ dân đều đồng thuận hiến đất dù đất thổ cư hay đất vườn bà con vẫn sẵn sàng tháo dỡ để mở rộng đường. Ông  Lê Đăng Phong - Xóm trưởng xóm 8 xã Nghi Phương cho biết:" Khi có chủ trương nhà nước hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, chúng tôi triển khai thì bà con nhân dân trong xóm ai cũng vui mừng, phấn khởi tự nguyện hiến đất, phá dỡ các công trình trên đất có đoạn đường đi qua, đóng góp ngày công, mỗi khẩu đóng 750 ngàn đồng để làm nên con đường rộng rãi xây dựng thôn xóm ngày càng khang trang, đẹp đẽ".
Bà con Nghi Phương (Nghi Lộc) làm đường giao thông nông thôn.
Bà con Nghi Phương (Nghi Lộc) làm đường giao thông nông thôn.
Năm 2013, Nghi Phương được huyện hỗ trợ 800 tấn xi măng, vì vậy UBND xã đã chọn 4 xóm là xóm 3, 4, 8, và xóm 9 để làm điểm chỉ đạo. Bà con các xóm đã tự nguyện hiến hàng ngàn mét vuông đất vườn, đất thổ cư, dỡ bỏ hàng rào, góp công, để mở rộng  các tuyến đường giao thông nông thôn và làm mới hệ thống tiêu thoát nước. Đồng thời bà con nhân dân ở đây đã  tự nguyện đóng góp mỗi khẩu 400 đến 800 ngàn đồng, đóng góp ngày công để xây dựng, cải tạo tuyến đường liên thôn liên xóm.
Ngoài cơ chế hỗ trợ của huyện, mỗi km giải phóng mặt bằng xã hỗ trợ 3 ca máy xúc để đẩy nhanh tiến độ. Đến thời điểm này, toàn xã đã giải phóng được hơn 5.000 m đường giao thông nông thôn và kênh mương tiêu thoát nước. Nghi Phương cũng đang phấn đấu đến hết năm 2013 sẽ xây dựng được từ 8 đến 10 km đường giao thông nông thôn.
Việc vận động người dân tự nguyện đóng góp xây dựng giao thông nông thôn ở Nghi Phương một lần nữa khẳng định sức mạnh của lòng dân như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Trần Hoa (Đài Nghi Lộc)

tin mới

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

(Baonghean.vn) - Tháng Năm, những bông sen vươn mình lên khỏi mặt nước, bung mình khoe sắc, toả ngát hương thơm. Thời điểm này, nông dân tất bật vào mùa thu hoạch hoa sen, phục vụ du khách về thăm quê Bác, nhập cho các thương lái trong và ngoài tỉnh…

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả “kép”, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.

Xuân Hoàng

Trồng lúa theo hướng hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở 'quê lúa' Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mô hình ứng dụng máy cấy không người lái, chăm sóc bằng máy bay nông nghiệp, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Thành trong vụ Xuân này mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với trồng lúa bằng phương pháp truyền thống, lãi tăng hơn 10 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

(Baonghean.vn) - Thời điểm này, các địa phương ở Nghệ An đang bước vào vụ thu hoạch lúa Xuân. Để tránh tình trạng “cò” máy gặt, nâng giá máy gặt gây khó khăn cho người dân, chính quyền các địa phương đã vào cuộc tích cực, triển khai nhiều giải pháp để không xảy ra tình trạng bảo kê máy gặt.

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

(Baonghean.vn) - Được đưa vào sản xuất trong điều kiện có nhiều bất lợi về thời tiết nhưng SYN8 vẫn phát triển rất tốt với những ưu thế vượt trội: Mạ khoẻ, chịu rét tốt, đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển khoẻ, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và sọc lá vi khuẩn, năng suất cao và ổn định.

Mướp hương ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn "cháy hàng" được giá. Ảnh: Văn Trường

Mướp hương Nghệ An 'cháy hàng' mùa nắng

(Baonghean.vn) - Nông dân trồng mướp hương tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn hiện rất phấn khởi do mướp hương luôn “cháy hàng” lại bán được giá cao, người trồng mướp có thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống.