HƯỚNG ĐẾN HỘI THI “HÁT DÂN CA TRONG TRƯỜNG HỌC”

Nguồn gốc tên gọi “ví, giặm Nghệ - Tĩnh”

Nguyễn Phương Thanh (Tạp chí VHNT số 491, tháng 3-2022)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News

(Baonghean.vn)- Tên gọi là một yếu tố ngôn ngữ được sử dụng có ý thức để cho đối tượng có một cái tên nhất định và thể hiện văn hóa - tư tưởng của người đặt tên.

Với những đối tượng mang tính tập thể, là sản phẩm của cả một cộng đồng thì tên gọi lại càng cần phải có lý do, ý nghĩa phù hợp với tri nhận của cộng đồng. Ở một góc độ nào đó, tên gọi thể hiện một cách cô đúc nhất, khái quát nhất những đặc điểm cơ bản của đối tượng.

ví giặm 8.jpg
Ảnh minh họa.

Qua tên gọi, người ta có thể hình dung được phần nào về đối tượng được gọi tên. Về tên gọi ví, giặm: ví và giặm là hai thể hát của dân ca xứ Nghệ, bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Người dân nơi đây vẫn thường gọi là hát ví và hát giặm.

Hiện nay, trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn tồn tại hai cách gọi về ví, giặm và dân ca nói chung là dân ca xứ Nghệ, ví giặm xứ Nghệ, dân ca Nghệ - Tĩnh, dân ca ví giặm Nghệ - Tĩnh. Vì sao có những cách gọi này, có lẽ là do về mặt địa giới, Hà Tĩnh và Nghệ An chỉ ngăn cách nhau bởi con sông Lam. Phía Nam sông Lam là Hà Tĩnh, phía Bắc sông Lam là Nghệ An.

Mặc dù thuộc hai đơn vị hành chính, song về đặc điểm địa hình, khí hậu cả hai tỉnh đều có những điểm giống nhau. Về thổ âm, thổ ngữ và các phong tục, nếp sống của cư dân hai tỉnh cũng tương đồng. Có thể nói, tuy hai mà là một. Với việc gắn liền tên gọi địa danh các vùng, xứ Nghệ trở thành một danh từ, đơn vị để chỉ riêng một vùng văn hóa được kết tụ các giá trị về vật chất và tinh thần, về tự nhiên và xã hội, về phong tục tập quán, lễ nghi tín ngưỡng, về địa lý, dân cư…

Dù trải qua nhiều thay đổi về tên gọi, cách gọi và sự chia cắt về mặt hành chính, song những giá trị văn hóa truyền thống không hề mất đi, mà ngược lại còn tồn tại và in đậm trong tâm thức của mỗi người, trở thành một nét văn hóa riêng có của vùng miền. Cũng bởi vậy mà tên gọi xứ Nghệ với dân ca xứ Nghệ, ví, giặm xứ Nghệ được hình thành và in sâu trong các thế hệ người dân, có tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa xứ Nghệ và trở thành một định danh gắn bó với cộng đồng hai tỉnh dù đã có sự chia tách về địa giới và tổ chức hành chính.

Tuy nhiên, dù thế nào, vùng văn hóa Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn là một thể thống nhất không thể tách rời.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Chí Bền, Bùi Quang Thanh, Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2013.

2. Hoàng Trọng Canh, Từ địa phương với cấu trúc sóng đôi trong thơ dân gian Nghệ Tĩnh - Bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca ví, giặm xứ Nghệ, Nxb Nghệ An, 2012.

3. Ninh Viết Giao, Tính bác học trong ca từ của dân ca ví, giặm xứ Nghệ - Bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca ví, giặm xứ Nghệ, Nxb Nghệ An, 2012.

4. Vũ Ngọc Khánh, Vài nhận xét về dân ca Nghệ Tĩnh, Tạp chí Văn nghệ Nghệ Tĩnh, số 21, 1996, tr.117.

tin mới

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Người phụ nữ khuyết tật ở Nghệ An giành giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VI

Người phụ nữ khuyết tật ở Nghệ An giành giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VI

(Baonghean.vn) - Đây là giải thưởng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh những đóng góp quý báu, động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có những đóng góp tích cực cho việc phát triển văn hóa đọc tại Bộ, ngành, địa phương, các vùng, miền và trong cộng đồng.

Tấm lòng với điệu dân ca quê mình

Tấm lòng với điệu dân ca quê mình

(Baonghean.vn) - Biết anh từ thuở còn tấm bé khi anh còn là cậu bé hát dân ca rất hay ở Trường THCS Trường Thi, cứ ngỡ rằng sau này Ngân sẽ đi theo con đường sân khấu chuyên nghiệp. Nhưng không, anh chọn cho mình con đường khó nhưng nhiều sự cống hiến ngọt ngào.

Chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày Văn hóa các dân tộc và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh sẽ diễn ra tại huyện Tân Kỳ

Chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày Văn hóa các dân tộc và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh sẽ diễn ra tại huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Các hoạt động nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc miền Tây Nghệ An, đồng thời gợi nhắc về ý chí tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, thử thách của quân và dân ta để làm nên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Người “thổi hồn” vào phục trang tuồng cổ

Người 'thổi hồn' vào phục trang tuồng cổ

(Baonghean.vn) - Bình yên sau lũy tre làng, căn nhà của bà Nguyễn Thị Thâm (SN 1957) đã trở thành chốn đi về thân thuộc của biết bao người yêu tuồng cổ. Bà vừa là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tuồng xã Trung Thành (huyện Yên Thành), vừa là người dành trọn tâm huyết để may phục trang cho nghệ thuật này.

Cầu mùa

Vui hội cầu mùa ở bản Thái miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 14/2 (tức mùng 5 Tết Giáp Thìn), bà con bản Bộng, xã Thành Sơn (Anh Sơn) tổ chức Lễ hội Cầu mùa. Đây là hoạt động văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái vùng hạ nguồn sông Con.

'Phía sau' người nghệ sĩ

'Phía sau' người nghệ sĩ

(Baonghean.vn) - Họ là những nghệ sĩ hoạt động ở Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An, vừa được vinh danh NSND, NSƯT vào dịp cuối năm 2023. Ở họ ngoài sự nỗ lực phấn đấu không ngừng còn là tình yêu bất tận với sân khấu, với con đường đã chọn.

Denis Đặng: Đam mê và dấn thân

Denis Đặng: Đam mê và dấn thân

(Baonghean.vn) - Denis Đặng tự nhận mình là ảo giác gia trong phòng chế tác những giấc mơ thị giác, chính anh đã đưa những tên tuổi mới trong làng âm nhạc vụt sáng thành sao bằng những MV âm nhạc đình đám.