Nông dân "bẻ kèo", gần 70.000 tấn mía bị bán ra ngoài

(Baonghean.vn) - Vụ ép 2015-2016, Công ty TNHH mía đường Nghệ An (NASU) gặp nhiều bất thuận do nguyên liệu thuộc vùng quy hoạch của nhà máy bị bán ra ngoài.

Bắt đầu từ ngày 10/12/2015, dự tính kết thúc vào cuối tháng 3/2016, vụ ép này NASU có trên 21.000 nông dân tham gia. Tuy nhiên, do cạnh tranh cây trồng cũng như ảnh hưởng của một số dự án khác trên địa bàn nên diện tích mía năm nay thấp hơn so với quy hoạch, đạt 14.234 ha, giảm so với vụ ép trước gần 3.000 ha. Địa phương có diện tích giảm mạnh là Quỳ Hợp (giảm 1.244 ha), Nghĩa Đàn (1.032ha)… 

Nông dân Nghĩa Hội, Nghĩa Đàn thu hoạch mía
Nông dân Nghĩa Hội, Nghĩa Đàn thu hoạch mía

Để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy sản xuất, vào các vụ trồng mía hàng năm (vụ xuân, vụ thu) NASU đều ban hành và thực hiện các chính sách cho vay và hỗ trợ nông dân để trồng mía theo vùng quy hoạch. Trong vụ ép 2015-2016, NASU đã hỗ trợ không hoàn lại cho nông dân gần 2 tỷ đồng và cho vay gần 92 tỷ đồng. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay với Công ty TNHH mía đường Nghệ An là không chỉ diện tích giảm, vùng mía quy hoạch cho nhà máy và do công ty ký hợp đồng đã bị bán ra ngoài.

Đến nay, trên 80% diện tích mía ở Nghĩa Đàn đã được thu hoạch
Đến nay, trên 80% diện tích mía ở Nghĩa Đàn đã được thu hoạch

Tại xã Nghĩa Hội, ông Trần Văn Thông – Nhóm trưởng ở xóm Đông Hội 2 cho biết, nhóm ông có 120 hộ, diện tích 90 ha. Đến thời điểm này, 90% diện tích đã được người dân đã thu hoạch, đến 12/3 sẽ thu hoạch xong. Năng suất bình quân đạt khá cao, khoảng 60 tấn/ha. Ông cũng thừa nhận có tình trạng bán mía ra ngoài, và cho rằng lý do là NASU mua giá thấp hơn so với tư thương.

Cân mía tại nhà máy NASU
Cân mía tại nhà máy NASU

Theo ông Ngô Văn Tú - Phó giám đốc công ty NASU, các tư thương đã sử dụng nhiều chiêu thức khác nhau mua mía của nông dân đã ký hợp đồng với NASU đưa sang Tân Kỳ bán cho nhà máy đường Sông Con. Tình trạng này làm thất thoát và mất ổn định trong vùng nguyên liệu của nhà máy, ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ đã đầu tư cho nông dân. Hiện còn trên 22 tỷ đồng cho vay vụ ép 2015-2016 chưa thu được, trong khi các năm trước thu trung bình 99%.

Không chỉ năm nay mà các niên vụ trước NASU cũng đối mặt tình trạng thất thoát vùng nguyên liệu mía, cụ thể: Vụ 2012-2013 thất thoát 27.400 tấn; 2013-2014 thất thoát 20.263 tấn, 2014-2015 là 33.820 tấn và vụ 2015-2016 đã mất khoảng 70.000 tấn.

Thu Huyền

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.