Nữ phi hành gia với việc xử lý ngày 'đèn đỏ' ngoài vũ trụ

Để "giữ" lại kỳ kinh nguyệt trước và trong khi làm nhiệm vụ, các nữ phi hành gia thường sử dụng thuốc tránh thai, đôi khi lên đến hơn 1.000 viên.

Hơn 50 năm trước, Valentina Tereshkova trở thành người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian. Từ đó đến nay, gần 60 nữ phi hành gia đã tiếp bước bà. Hàng loạt thử thách đặt ra trước mắt họ và một trong số đó là làm thế nào để xử lý kỳ kinh nguyệt.

"Khi phụ nữ mới bay vào không gian, vấn đề này không được quan tâm", Varsha Jain, bác sĩ phụ khoa kiêm nhà nghiên cứu tại Đại học King (Anh) nói với CNN. Trên thực tế, trong khi hầu hết các hệ thống trong cơ thể người bị ảnh hưởng nặng nề, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ lại hầu như không thay đổi khi ra ngoài vũ trụ. "Nó có thể xảy ra bình thường", Jain cho biết.

nu-phi-hanh-gia-xu-ly-ky-kinh-nguyet-ngoai-vu-tru-nhu-the-nao

Nữ phi hành gia Samantha Cristoforetti. Ảnh: CNN.

Theo vị bác sĩ, một số thiết bị xử lý chất thải trên trạm không gian quốc tế có thể xử lý máu người nhưng vốn không được tạo ra nhằm mục đích này. Thêm vào đó, việc mang theo các sản phẩm vệ sinh cũng không phải dễ dàng.

Phát ngôn viên NASA tiết lộ đội ngũ phi hành gia được quyền trao đổi riêng với bác sĩ để tìm ra cách xử lý nhu cầu sinh lý. Dù vậy, phần lớn phái đẹp không muốn đối phó với ngày"đèn đỏ" mà sử dụng thuốc tránh thai để "giữ" lại kinh nguyệt trước và trong khi bay.

Với những chuyến đi kéo dài vài năm như thám hiểm sao Hỏa, số thuốc tránh thai các nữ phi hành gia uống có thể lên đến 1.100 viên. Người ta từng lo ngại điều này sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như đông máu song các bằng chứng cho thấy các rủi ro chưa từng xuất hiện. "Không ai gặp phải vấn đề gì", Virginia Wotring từ Trung tâm Y tế Không gian thuộc Đại học Y Baylor (Mỹ) khẳng định. Bà cũng nhấn mạnh dòng máu không bị chảy ngược khi phụ nữ hành kinh ngoài vũ trụ.

Trái lại, uống thuốc tránh thai có thể đem lại một số lợi ích khi nữ phi hành gia quay về trái đất. Estrogen trong thuốc tránh thai sẽ hạn chế hiện tượng giảm mật độ khoáng xương do mất đi trọng lượng. Tuy nhiên tác dụng này sẽ mất đi nếu uống thuốc quá thường xuyên. 

Hiểu rằng các nghiên cứu về sức khỏe nữ phi hành gia còn ít ỏi, Wotring tuyên bố sẽ tiếp tục đào sâu và hy vọng một ngày nào đó, phái đẹp sẽ không còn lo ngại về kỳ "đèn đỏ" dù họ ở bất kỳ đâu trong vũ trụ rộng lớn.

Theo VNE

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?