Nước Pháp giữa vòng xoáy hỗn loạn

(Baonghean) - Kế hoạch của Chính phủ Pháp nhằm thông qua các luật lệ về tuyển dụng theo kiểu tương tự như tại Anh vô hình trung ném quốc gia này vào mớ bòng bong của những cuộc đình công.

1.	Hàng chục nghìn người biểu tình khắp nước Pháp để phản đối dự luật lao động. Ảnh: AFP.
Hàng chục nghìn người biểu tình khắp nước Pháp để phản đối dự luật lao động. Ảnh: AFP.

Dòng người phản đối

Cảnh sát ước tính 18.000-19.000 người đã kéo nhau xuống đường biểu tình trên các con phố của Paris để phản đối các cải cách lao động.

Thế nhưng, các tổ chức công đoàn lại khẳng định con số nói trên lên tới 100.000 người. Các cuộc tuần hành diễn ra khắp các thị trấn và thành phố trên lãnh thổ Pháp, từ Toulouse, Bordeaux đến Nantes.

Người lao động đình công dẫn đến hậu quả là hoạt động của các nhà máy lọc dầu và nhà máy điện hạt nhân bị gián đoạn, giao thông hàng không và đường sắt cũng chịu ảnh hưởng, thậm chí gần như tất cả các tờ báo lớn của nước này đều không in ấn phát hành được trong bối cảnh đình công.

Các nhà hoạt động công đoàn chặn các tuyến đường và cầu ở miền Bắc nước Pháp, lôi kéo cả một số nhân viên lái tàu hỏa và kiểm soát không lưu tham gia vụ việc.

Tình cảnh như vậy đẩy Pháp vào thế khó, nhất là khi cũng chỉ còn vỏn vẹn 2 tuần trước khi nước này đón khoảng 2 triệu du khách tới xem Euro 2016. Sức ép đang ngày một tăng khi chính phủ phải chạy đua với thời gian để tìm cách chấm dứt tranh cãi và đưa ra cách xoa dịu tình hình.

Cải cách để xích lại gần Anh

Những cải cách đẩy nước Pháp vào tình cảnh đình công hỗn loạn trong tuần qua có mục tiêu nhằm đơn giản hóa và nới lỏng bớt các quy định của pháp luật liên quan đến lao động chủ yếu là tạo điều kiện để các công ty tư nhân có thêm thời gian để cân nhắc quyết định về tuyển dụng, chấm dứt hợp đồng, tiền lương và thời gian làm việc, trên cơ sở các điều kiện kinh tế, thay vì việc bị giới hạn trong những quy trình thủ tục chung.

Chính quyền do Thủ tướng Manuel Valls đứng đầu tin tưởng các cải cách được cho là nhằm đưa mô hình lao động của Pháp xích lại gần hơn các mô hình đang được áp dụng rộng rãi tại Đức và Anh sẽ giúp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp đang ở ngưỡng cao 10% trong thời gian dài, và xốc lại nền kinh tế chậm chạp và trì trệ chưa thấy dấu hiệu phục hồi.

Thế nhưng, dự định của vị Thủ tướng này cũng không dễ hiện thực hóa, khi những tiến triển không đáng kể. Quá trình xích lại gần Anh - quốc gia đang ở tốp 3 nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về tiêu chí mức độ linh hoạt trong thị trường lao động và được các nhà kinh tế học ủng hộ thị trường tự do khen ngợi là hầu như không đưa ra sự bảo hộ nào đối với vấn đề việc làm, tuyển dụng - hiện đang diễn ra hết sức chậm chạp tại Pháp.

Con đường phía trước để “vươn tới giấc mơ” còn tít tắp với nước Pháp, họ cần phải leo thêm 50 bậc nữa mới có thể đuổi kịp thứ hạng hiện nay của Anh.

2.	Hàng xe dài xếp hàng chờ mua nhiên liệu tại Paris. Ảnh: AP.
Hàng xe dài xếp hàng chờ mua nhiên liệu tại Paris. Ảnh: AP.

Một biện pháp chủ chốt trong gói cải cách của Pháp cho phép các công ty quy mô lớn có đại diện công đoàn và đang đối mặt với khó khăn kinh tế hoặc tìm cách tăng thị phần được phép bỏ qua các thỏa thuận chung trên toàn ngành hoặc toàn lĩnh vực và đàm phán các thỏa thuận cụ thể của công ty với người lao động về vấn đề làm thêm giờ (mức giới hạn hiện nay là 35 giờ/tuần) và giảm bớt tiền công trả theo giờ.

Nếu công ty và đội ngũ nhân viên không thể đi đến một thỏa thuận mới, nhân viên phải chấp nhận các quyết định cuối cùng có được thông qua việc bỏ phiếu với sự nhất trí của các tổ công đoàn đại diện cho ít nhất 30% lực lượng lao động.

Thêm một cải cách quan trọng khác nêu cụ thể lúc nào thì chủ lao động được phép xem năng suất kinh tế giảm là lý do chính đáng để đuổi việc người lao động.

Các công ty có từ 10 lao động trở xuống có thể sa thải nhân viên sau khi nguồn thu giảm trong 1 tháng, trong khi các công ty có không quá 300 nhân viên phải chứng minh doanh thu bị giảm trong 3 quý liên tiếp mới được phép đưa ra quyết định tương tự.

Và dĩ nhiên, những công ty lớn hơn thì quãng thời gian trên càng dài, có khi phải tới 1 năm.

Pháp có gỡ rối thành công?

Các cải cách được thông qua trong tháng này một cách gượng ép khi không có sự chấp thuận từ quốc hội, rõ ràng vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Liên đoàn lao động Pháp (CGT) vốn theo đường hướng cứng rắn.

Tổ chức này xem các cải cách là nỗ lực để giảm bớt sức mạnh của liên đoàn lao động và các thỏa thuận lao động của các lĩnh vực. Sinh viên và những người phản kháng khác từ cánh tả - bao gồm cả một số người từ đảng Xã hội - xem cải cách là hành động nâng đỡ cho các doanh nghiệp theo cách khó có thể chấp nhận.

Ban đầu, các cải cách vẫn được nhiều nhà kinh tế và doanh nghiệp lên tiếng bênh vực, ủng hộ, còn giờ đây nhìn chung các hiệp hội lớn của các chủ lao động đều tỏ ý phản đối, bởi chính phủ đã buộc phải tìm cách diễn đạt khác nhẹ nhàng hơn về những dự định cải cách nhằm chiếm cảm tình từ công chúng.

Cảnh sát Pháp bắt giữ một người biểu tình tại Paris. Ảnh: AFP.
Cảnh sát Pháp bắt giữ một người biểu tình tại Paris. Ảnh: AFP.

Trong tuần tới, người ta cho rằng hoạt động sản xuất, dịch vụ trên toàn nước Pháp vẫn sẽ chững lại đáng kể. Các tổ chức công đoàn vẫn đang kêu gọi tiếp tục biểu tình, và lên kế hoạch đình công ngay tại ga tàu điện ngầm Paris từ ngày khai mạc trận đấu đầu tiên trong khuôn khổ Euro 2016 vào 10/6 tới.

Thay vì tiếp tục kiên định, từ chối gỡ bỏ các cải cách không được lòng dân, có lẽ chính phủ Pháp cần tìm một cách gỡ rối hiệu quả.

Nên chăng, họ cần học hỏi những quốc gia có thứ hạng cạnh tranh cao nhất trong bảng xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới là Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan, vốn cũng có nhiều điểm tương đồng trong quy định về lao động với Pháp, đó là thu hút thêm đầu tư nước ngoài, tạo thêm nhiều việc làm hơn nữa, thay vì chăm chăm “tấn công” những quyền lợi của người lao động.

Phú Bình

(Theo Guardian)

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.