Nghệ An: Dự án di dân chậm trễ, người dân vùng lụt thấp thỏm

(Baonghean.vn) -Mỗi mùa mưa đến, nước từ thượng nguồn đổ, người dân xóm Hòa Lam trước đây và nay là xóm Thuận Hòa, xã Hưng Hòa (TP. Vinh) sống ngoài đê lại thấp thỏm lo âu.
Ban cán sự xóm Thuận Hòa cùng Ban chỉ huy PCLB xã Hưng Hòa đang kiểm tra, nhắc nhở các hộ dân không chủ quan với ngập lụt. Ảnh: Nguyễn Hải
Ban Cán sự xóm Thuận Hòa cắm biển cảnh báo phía ngoài bờ sông và liên tục kiểm tra, nhắc nhở các hộ dân không chủ quan đi lại nếu không cần thiết. Ảnh: Nguyễn Hải

Có mặt tại xóm Thuận Hòa, xã Hưng Hòa, TP. Vinh (Nghệ An), mặc dù nước mực nước đã giảm những cả xóm vẫn bị ngập sâu, chỗ thấp nhất là 20 cm và phía sát ngoài bờ kè sâu gần 1m. Một người dân cho biết: Mỗi năm vào mùa mưa, xóm bị ngập vài ba lần, ngập sâu từ 1 - 1,5m. Mức nước hiện giờ đã giảm gần 60 cm so với khi đêm. Mặc dù phía trong nước lặng nhưng phía ngoài là nước sông chảy khá mạnh và xoáy nên xóm phải cắm biển cảnh báo để không ai đến gần. Trên thực tế để an toàn, một số gia đình ở phía ngoài gần sát dòng chảy vào nhà anh em phía trong để ở nhờ, ban ngày tranh thủ lội kiểm tra nhà cửa. 

Đồng chí Phan Đức Đồng - Bí thư Thành ủy Vinh cùng Ban chỉ huy PCLB thành phố Vinh kiểm tra, khảo sát vùng ngập lụt tại Hưng Hòa. Ảnh: Nguyễn Hải
Đồng chí Phan Đức Đồng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Vinh cùng Ban Chỉ huy PCLB thành phố Vinh trực tiếp kiểm tra, khảo sát vùng ngập lụt tại xã Hưng Hòa. Ảnh: Nguyễn Hải

Ông Nguyễn Văn Diệp, người dân xóm Thuận Hòa cho biết: "Đợt lụt ngày 20/10 vừa qua, mực nước sông Lam dâng lên gần 2 mét so với mức thông thường và ngập khoảng 30 cm trong nhà chúng tôi. Sau khi nước rút, tưởng chừng bà con sẽ quay lại ổn định cuộc sống thì lại mưa lớn kèm theo bão số 9 nên mọi người lại gấp rút thực hiện các phương pháp phòng chống".

Tìm hiểu chúng tôi được biết, Hòa Lam vốn là xóm độc lập phía ngoài đê. Năm 2019, thực hiện chủ trương sáp nhập xóm, xã Hưng Hòa đã vận động và sáp nhập vào xóm phía trong đê và mang tên xóm Thuận Hòa. Bà Hoàng Thị Thuyết - xóm trưởng cho hay: Xóm hiện có 67 hộ dân với trên 200 nhân khẩu, năm nào cũng bị ngập từ 1- 2 lần. Nếu nhanh thì vài ba ngày nhưng cũng có đợt hàng tuần nước mới rút.
Bình thường cũng không đáng ngại vì bà con Hòa Lam cũng quen với ngập rồi nhưng qua thông tin được biết một số thủy điện trên sông Lam đang xả lũ và đập Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) có nhánh đổ sang sông Lam, mực nước lên khá nhanh nên ban cán sự xóm liên tục kiểm tra, nhắc nhở bà con không chủ quan. Chừng nào chưa có khu tái định cư để cho bà con chuyển vào trong đê thì chưa thể yên tâm.

Bà Hoàng Thị Thuyết - xóm trưởng xóm Thuận Hòa 

Dự án tái định cư tập trung 58 hộ dân xóm Hòa Lam, nay đã tăng lên 67 hộ có tổng mức đầu tư 36,6 tỷ đồng được bố trị 3,66 ha đất ngay bên cạnh phía trong đê Sông Lam. Ảnh: Nguyễn Hải
Dự án tái định cư tập trung 58 hộ dân xóm Hòa Lam, nay đã tăng lên 67 hộ có tổng mức đầu tư 36,6 tỷ đồng, được bố trí 3,66 ha đất ngay bên cạnh phía trong đê sông Lam. Ảnh: Nguyễn Hải

Trên thực tế, do tình trạng ngập nặng thường xuyên những năm trước 2010 nên năm 2012, cùng với một số dự án di dời dân khấn cấp khác trên địa bàn Hưng Hòa được đầu tư xây dựng hạ tầng tái định cư tập trung tại xóm Thuận Hòa (Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012). Theo đó, Nhà nước đầu tư 36,6 tỷ đồng, trong đó, nguồn ngân sách Trung ương bố trí là 25,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 10,9 tỷ đồng để san lấp 3,309 ha làm khu tái định cư tập trung cho 58 hộ dân xóm Hòa Lam di chuyển vào. Tuy nhiên, do không bố trí được nguồn vốn nên đến năm 2020 mới bắt đầu triển khai.

Ông Võ Mạnh Hùng - Phó Phòng Kế hoạch Tài chính, Chi cục PTNT cho biết: Theo dự kiến, Nhà Văn hóa xóm sẽ được làm trước để vừa làm nơi sinh hoạt cộng đồng và bố trí, di dời dân khi ngập lụt. Tuy nhiên, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng nên tiến độ bị chậm lại. Không những thế, quá trình san lấp, do khu đất là ao, đầm nên thay vì làm nhà văn hóa, Chi cục yêu cầu các nhà thầu lu lèn nền và làm đường trước. Hiện dự án đang theo đúng hợp đồng và dự kiến từ nay đến cuối năm, nguồn chuyển về được 80% thì sang năm 2021 sẽ hoàn thành.

Trái ngược với khẳng định của đại diện chủ đầu tư, một hộ dân ở sát dự án tái định cư xóm Thuận Hòa cho biết: Tiếng là dự án di dời dân khẩn cấp và đang mùa mưa bão nhưng vài tuần mới có vài xe ô tô và máy chở đất xuống san lấp cho có, với cách làm chậm chạp như thế thì không biết khi nào dự án mới hoàn thành. Hàng ngày, mỗi lần mưa lớn, nước dâng và nhất là đài báo bão thì bà con lại thấp thỏm không yên.

Sau hơn 10 tháng triển khai, khu tái định cư tập trung hiện mới chỉ là bãi đất trống và các đường kết nối với khu dân cư mới hình thành. Ảnh: Nguyễn Hải
Sau hơn 10 tháng triển khai, khu tái định cư tập trung hiện mới chỉ là bãi đất trống và các đường kết nối với khu dân cư mới hình thành. Ảnh: Nguyễn Hải

Lo lắng với tiến độ thi công dự án, đồng chí Phan Đức Đồng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Vinh sau khi kiểm tra tình hình ngập lụt tại xóm Hòa Lam đã yêu cầu Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão thành phố kiểm tra cụ thể tình hình dự án để báo cáo Thành ủy và UBND thành phố Vinh làm việc chủ đầu tư, tìm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ dự án.

Đại diện Ban cán sự
Ban Cán sự xóm đi kiểm tra từng nhà nhắc nhở người dân di dời đồ đạc và gia súc lên cao và chuẩn bị các phương án sẵn sàng di dời khi cần. Ảnh: P.V
Đại diện UBND xã Hưng Hòa cho hay: Hiện đang mùa mưa lũ và diễn biến phức tạp, nếu trời tiếp tục mưa và các thủy điện đồng loạt xả lũ thì rất nguy hiểm. Vì thế, rất mong thành phố kiến nghị để chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án; đồng thời kịp thời hỗ trợ xã, xóm khi mưa lớn, nước ngập sâu buộc phải di dời dân./.

tin mới

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

(Baonghean.vn) - Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, khi lúa vụ xuân đã bắt đầu chín đồng loạt, các địa phương vùng núi cao Nghệ An đang tích cực “ra quân” gặt lúa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, hạn chế tối đa thiệt hại với sản phẩm đã đến kỳ thu hoạch.

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, thành Vinh khoác lên mình tấm áo rực rỡ được dệt từ nhiều sắc hoa tươi tắn như bằng lăng, giáng hương, phượng vàng, phượng vĩ... 

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.