Nga có thể bán hệ thống an ninh toàn diện cho Ấn Độ

Ngày 2/4, mạng tin Sputnik cho biết với lợi thế của chính sách “Đối tác mở,” Nga có thể bán "hệ thống an ninh toàn diện" cho các lực lượng quốc phòng và thực thi pháp luật của Ấn Độ.
 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 12/2015. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 12/2015. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong một phát biểu mới đây, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Rosoboronexport của Nga, ông Sergey Goreslavsky nói rằng chính sách “Đối tác mở” đã tạo lợi thế cho Nga và Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, nhất là trong sáng kiến “sản xuất tại Ấn Độ” theo hướng chuyển giao công nghệ.

Trả lời câu hỏi về việc liệu Nga có đang mất dần thị phần tại Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng, ông Goreslavsky nói: “Không. Có nhiều lý do để hy vọng rằng công nghệ của Nga sẽ được mở rộng ở đây (Ấn Độ), thậm chí nhiều hơn trong tương lai.”

Theo ông, đối với Ấn Độ, Nga là một đối tác hấp dẫn và cởi mở nhất trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ.

Ông cũng nhấn mạnh rằng Ấn Độ đã, đang và sẽ vẫn là đối tác chiến lược chính của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự.

Theo ông Goreslavsky, khái niệm “hệ thống an ninh toàn diện” bao gồm một loạt các tiện ích, trong đó có hệ thống “thành phố an toàn,” các công nghệ đặc biệt để giám sát biên giới, đảm bảo an ninh các công trình, xác định thuộc tính của các cá nhân trong khuôn khổ các hoạt động chống khủng bố cũng như giám sát hành vi xâm phạm biên giới quốc gia.

Hệ thống này bao gồm các loại vũ khí nhỏ đặc biệt, thiết bị bảo vệ phương tiện đặc biệt, máy bay trực thăng nhỏ ANSAT hoặc lớp Ka-226 cũng như các trung tâm cơ động để tổ chức hoạt động đảm bảo an ninh ở các khu vực xa xôi.

Hệ thống trên đã được triển khai nhằm đảm bảo an ninh tại Olympic Sochi mùa Đông 2014 và hiện đã được nâng cấp.

Theo VIETNAM+

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.