Nước Anh trước giờ G, châu Âu nín thở dõi theo

Giới phân tích cho rằng, việc Anh ra đi có thể là một đòn mạnh khiến Liên minh châu Âu lún sâu hơn vào tình trạng khó khăn hiện nay.

Ngày 23/6, Anh tiến hành cuộc trưng cầu ý dân lịch sử quyết định tương lai của nước này tại Liên minh châu Âu (EU). Ngay trước thời  khắc quyết định mang tính lịch sử, nhiều nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã có những cuộc vận động kêu gọi nước Anh ở lại trong khối, đồng thời cảnh báo những hậu quả về việc nước Anh rời khỏi EU.

Anh tiến hành cuộc trưng cầu ý dân lịch sử quyết định tương lai của nước này tại Liên minh châu Âu trong ngày 23/6. (Ảnh: Reuters)
Anh tiến hành cuộc trưng cầu ý dân lịch sử quyết định tương lai của nước này tại Liên minh châu Âu trong ngày 23/6. (Ảnh: Reuters)

Phát biểu trước các lãnh đạo doanh nghiệp tại Athens, Hy Lạp, hôm 21/6, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker cảnh báo, việc cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ quốc gia này rời khỏi EU là "hành động tự hại", phá bỏ mọi thành quả mà người dân châu Âu đã nỗ lực cùng nhau đạt được.

Ông Juncker cho rằng, việc Anh rời EU là “quay lưng” lại với các nước láng giềng, đi ngược lại mọi giá trị mà Liên minh châu Âu cũng như Anh đã nỗ lực xây dựng. Ông kêu gọi cử tri Anh trân trọng những thành tựu hòa bình, tự do, thịnh vượng và “cuộc sống đáng mơ ước” mà toàn khối đã cố gắng vun đắp và đạt được cùng với sự đóng góp của người dân Anh trong lịch sử 60 năm hình thành và phát triển.

Tron khi đó, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cảnh báo, việc Anh rời khỏi EU sẽ khiến liên minh rơi vào rối ren. Theo ông Tsipras, dù cho kết quả cuộc trưng cầu ý dân tại Anh ra sao thì một sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận là EU đang đứng trước một cuộc khủng hoảng chính trị mà nguồn gốc là từ sự rối loạn trong đường hướng xây dựng khối.

Hơn nữa, việc Anh ra đi có thể là một đòn mạnh khiến Liên minh châu Âu lún sâu hơn vào tình trạng khó khăn hiện nay khi mà những bất đồng giữa các nước thành viên luôn âm ỉ và sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào. 

Ông Tsipras nói: “Chúng tôi ủng hộ Anh ở lại EU, mặc dù chúng ta không phải là những người bỏ phiếu mà là người dân Anh. Tôi hy vọng một kết quả tích cực cho cả Anh và châu Âu”.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cũng kêu gọi cử tri Anh bỏ phiếu để ở lại trong Liên minh châu Âu bởi theo ông, việc Anh rời EU sẽ làm suy yếu không chỉ châu Âu mà cả thế giới.

Về phía nội bộ nước Anh, Thủ tướng Anh David Cameron thúc giục cử tri bỏ phiếu ở lại Liên minh châu Âu.

Thủ tướng Anh nói: “Quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn, tương lai của thế hệ con cháu. Dựa vào kinh nghiệm của mình, tôi tin rằng, chúng ta sẽ mạnh hơn, an toàn hơn, tốt hơn khi ở lại EU. Nếu chúng ta lựa chọn rời khỏi EU thì chúng ta đưa bản thân, gia đình, tương lai con cháu vào thế nguy hiểm, không còn con đường quay trở lại”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Anh Michael Gove, người ủng hộ phong trào Brexit cho biết, ông muốn người dân Anh chịu trách nhiệm về quyết định liên quan đến đất nước trong cuộc bỏ phiếu sắp tới.

Các cuộc thăm dò dư luận sát "giờ G" cho thấy, tỉ lệ ủng hộ ở lại Liên minh châu Âu đang vượt lên dẫn trước, đặc biệt sau vụ sát hại nghị sĩ Jo Cox, người luôn ủng hộ Liên minh châu Âu và đấu tranh vì người nhập cư. Theo đó, phong trào vận động Anh ở lại EU đã thu hút 53% cử tri ủng hộ, trong khi tỉ lệ này ở phe vận động rời khỏi EU (Brexit) là 46%.

Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cũng cho thấy có sự khác biệt quan điểm rất rõ ràng giữa các thế hệ. Giới trẻ có xu hướng ủng hộ "ở lại", trong khi những cử tri lớn tuổi ủng hộ "ra đi" (Brexit).

Tuy trước đó giới trẻ được dự đoán sẽ không mặn mà với việc tham gia bỏ phiếu, nhưng thống kê của Ủy ban bầu cử cho thấy số người dưới 25 tuổi đăng ký hiện là 525.000 người, cao hơn con số 13.000 người trong độ tuổi từ 65 tới 74 tuổi. Điều này có thể được coi là một dấu hiệu mang lại lợi thế cho phe "ở lại".

Dự kiến dù kết quả cuộc trưng cầu ngày 23/6 thế nào cũng sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt vấn đề dài hạn như chính trị, kinh tế, quốc phòng, nhập cư và ngoại giao không chỉ của riêng Anh mà còn nhiều quốc gia và khu vực khác.

Theo VOV

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.