Chiến thắng cho Putin trong lần đối mặt đầu tiên với Trump

Ông Putin bước khỏi phòng hội đàm trong thế thắng khi chứng minh được vai trò ngang hàng của Nga với Mỹ trên trường quốc tế, chuyên gia nhận định.

chien-thang-cho-putin-trong-lan-doi-mat-dau-tien-voi-trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp đầu tiên bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 hôm 7/7. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin ngày 7/7 có cuộc gặp kín kéo dài hơn 120 phút bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức. Khi cả hai nhà lãnh đạo bước ra khỏi phòng họp cũng là lúc những thông tin trái ngược liên quan đến chủ đề họ thảo luận xuất hiện, theo US News.

Cuộc gặp thu hút sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng quốc tế bởi đây là lần đầu tiên họ "mặt đối mặt" kể từ thời điểm ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ. Giới quan sát tò mò liệu nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 có được đem ra thảo luận hay không và liệu một chính trị gia còn non nớt như Tổng thống Trump sẽ làm thế nào để gây áp lực lên người đồng cấp Nga vốn dạn dày kinh nghiệm.

Chiến thắng cho Putin

Giới phân tích nhận định Tổng thống Nga Putin rõ ràng đã giành chiến thắng trong cuộc gặp đầu tiên với người đồng cấp Mỹ, nơi ông Trump vào vai một người tìm kiếm đồng minh, theo news.com.au.

Viết trên New York Times, bình luận viên Masha Gessen cho rằng cuộc gặp là bằng chứng cho thấy Mỹ dưới thời Trump đã "bình thường" hơn với Nga. Theo Gessen, Tổng thống Putin lâu nay luôn mong muốn Nga được đối xử công bằng trong mối quan hệ với Mỹ, điều ông không thể thành công với chính quyền tổng thống George W. Bush hay Barack Obama.

"Tổng thống Trump đã trao cho Tổng thống Putin chính xác điều ông ấy muốn: sự tôn trọng, tình cảm thân thiết và sự giải phóng khỏi những lời chỉ trích", Gessen nói.

Một thành tựu quan trọng của cuộc gặp là thỏa thuận ngừng bắn ở phía nam Syria mà hai nhà lãnh đạo cùng nhất trí. Nó cũng góp phần cho thấy Nga và Mỹ hoàn toàn ngang hàng trong cuộc xung đột ở Syria.

"Ông Putin từng dành nhiều năm để thuyết phục chính quyền Obama công nhận vai trò quyết định của Nga ở Trung Đông", Gessen cho hay. "Và nay, Tổng thống Trump trao cho ông ấy còn nhiều hơn thế. Ông Trump đã chứng minh rằng Nga và Mỹ hoàn toàn có thể thương thảo về vận mệnh Syria mà không cần sự tham gia từ Syria".

Bên cạnh đó, không lời chỉ trích nào về sự can thiệp của Moscow tại miền đông Ukraine được nêu lên tại cuộc gặp. Các nước phương Tây lên án Nga vì hành động này, song Moscow một mực phủ nhận.

Tổng thống Nga Putin đã dành nhiều lời khen ngợi người đồng cấp Mỹ sau lần gặp mặt đầu tiên. Ông đồng thời nhấn mạnh cuộc gặp giữa hai người có thể trở thành hình mẫu cho nỗ lực cải thiện mối quan hệ Nga - Mỹ trong tương lai.

Tổng thống Mỹ Trump hôm 9/7 cũng tuyên bố "đến lúc tiến lên phía trước bằng cách hợp tác mang tính xây dựng với Nga".

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov không lâu sau cuộc gặp thông báo trước các phóng viên Tổng thống Trump đã chấp nhận lời khẳng định từ Tổng thống Putin về việc Nga không can dự vào quá trình bầu cử ở Mỹ. Đây là một thông tin gây bất ngờ bởi Tổng thống Trump hôm 6/7 còn tuyên bố tại Ba Lan rằng ông tin Moscow có vai trò nhất định trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.

"Vấn đề an ninh mạng rất được quan tâm, hoàn toàn dễ hiểu", Independent dẫn lời ông Lavrov nói. "Tổng thống Trump đề cập đến chuyện có những mối hoài nghi đang gia tăng ở Mỹ về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử, dù họ không thể chứng minh điều này".

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lại có lời giải thích khác về những gì diễn ra tại cuộc gặp.

"Tổng thống hơn một lần dồn ép Tổng thống Putin trước câu hỏi về sự can dự của Nga", ông Tillerson cho biết. "Tổng thống Putin phủ nhận có liên quan. Dù vậy, hai nhà lãnh đạo thống nhất rằng đây là trở ngại đáng kể trong công cuộc đưa mối quan hệ Nga - Mỹ tiến lên phía trước, đồng thời nhất trí trao đổi thêm về cam kết không can dự vào các công việc cũng như quá trình dân chủ ở Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác. Trên phương diện này, còn rất nhiều việc phải làm", Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.

Sự khác biệt trong thông tin mỗi bên đưa ra bắt nguồn từ việc cuộc gặp được tổ chức kín, chỉ có 6 người tham gia, bao gồm: ông Trump, ông Putin, Ngoại trưởng Lavrov, Ngoại trưởng Tillerson cùng hai phiên dịch viên. Tổng thống Mỹ đến nay vẫn chưa tổ chức họp báo để giải tỏa những hoài nghi, thắc mắc liên quan đến cuộc gặp.

Chuyên gia đánh giá ông Trump đã phạm sai lầm khi không chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho lần gặp mặt với người đồng cấp Nga và dễ dẫn tới việc bị ông Putin dẫn dắt về ngôn từ.

"Đấy là lý do vì sao chúng ta cần người ghi chép ở những cuộc gặp như thế", Richard Kauzlarich, cựu đại sứ Mỹ tại Azerbaijan, Bosnia và Herzegovina, quan chức thuộc Hội đồng Tình báo Quốc gia, nhận xét. "Nếu bạn không có ai ở đấy để xác nhận, điều bạn nghe có thể sẽ rất khác với điều người ngồi kế bên nghe".

Theo VNE

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.