Nhà máy bị nghi sản xuất nhiên liệu 'nọc độc của quỷ' cho tên lửa Triều Tiên

Nhà máy sợi tổng hợp ở thành phố Hamhung hẻo lánh của Triều Tiên có thể đang bí mật sản xuất nhiên liệu cho tên lửa.

nha-may-bi-nghi-san-xuat-nhien-lieu-noc-doc-cua-quy-cho-ten-lua-trieu-tien

Triều Tiên hồi tháng 7 tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Ảnh: KCNA.

Trung tâm James Martin về Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí của Đại học Middlebury cho rằng Triều Tiên đã làm chủ được việc sản xuất nhiên liệu cho tên lửa là dimethyl hydrazine bất đối xứng (UDMH) tại một nhà máy ở Hamhung, khiến quốc tế càng khó khăn trong việc hạn chế chương trình vũ khí hiện đại của nước này.

UDMH hiện được sản xuất chủ yếu bởi Trung Quốc, một vài quốc gia châu Âu và Nga, nước gọi nó là "nọc độc của quỷ" vì tính chất nguy hiểm của nó. UDMH từng gây ra thảm họa tồi tệ nhất trong thời đại không gian vào năm 1960, khi nhiều công nhân Liên Xô và người dự khán chết trong cuộc thử nghiệm một trong những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên của Moscow. Tình báo Mỹ cũng tin rằng Triều Tiên có khả năng sản xuất được UDMH trong nước chứ không dựa vào nguồn cung từ nước khác.

Jeffrey Lewis, người điều hành chương trình Đông Á của trung tâm Middlebury, ban đầu gặp khó khăn khi tìm kiếm dấu hiệu về việc sản xuất UDMH của Triều Tiên, theo NYTimes.

"Không có dấu hiệu rõ ràng vì UDMH có thể được tạo ra bằng các hóa chất thông thường như chlorine và ammonia bằng cách sử dụng một biến thể của quá trình được phát triển vào năm 1906. Ấn Độ, nước lặng lẽ phát triển chương trình tên lửa vào những năm 1970, đã sản xuất UDMH trong một nhà máy đường cũ", ông cho biết.

Việc tìm kiếm đạt được đột phá khi nhóm của ông tìm thấy và dịch một loạt bài viết kỹ thuật trong tạp chí khoa học chính thức của Triều Tiên liên quan đến UDMH.

Các bài viết từ năm 2013 đến năm 2016 đã thảo luận các vấn đề như xử lý nước thải độc hại - vấn đề chính trong sản xuất UDMH. Một bài viết thì nói về các phương pháp cải thiện độ tinh khiết hóa chất, điều quan trọng cho chương trình tên lửa tiên tiến.

Không giống các bài viết khác trên tạp chí, những bài viết này không đề thông tin liên hệ hoặc tiểu sử của các tác giả, cho thấy công việc của họ nhạy cảm hơn so với bề ngoài.

Nhóm của ông Lewis đã tìm kiếm tên của những tác giả đó trong tất cả nghiên cứu hóa học Triều Tiên mà họ có thể tiếp cận, cho đến khi họ phát hiện một điều kỳ quặc. Một trong số các tác giả, Cha Seok Bong, đã công bố ba bài luận từ một nơi gọi là nhà máy Vinylon 8/2, chuyên sản xuất sợi tổng hợp, tại Hamhung.

nha-may-bi-nghi-san-xuat-nhien-lieu-noc-doc-cua-quy-cho-ten-lua-trieu-tien-1

Vị trí của thành phố Hamhung. Đồ họa: BBC.

Đó là một vị trí kỳ lạ cho một chuyên gia về nhiên liệu tên lửa được đào tạo chuyên sâu. Vì vậy, ông Lewis cho rằng nhà máy thực chất là nơi sản xuất UDMH.

Thành phố hẻo lánh Hamhung không phải là địa điểm lý tưởng để đặt cơ sở quân sự nhạy cảm. Nằm ở bờ biển phía đông của đất nước, nó có thể bị tấn công bằng không kích. Các phi vụ ném bom của Mỹ từng tàn phá vùng này trong chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953.

Nhưng Ko Chong-song, một quan chức Triều Tiên đào tẩu vào đầu những năm 1990, chỉ ra trong một cuốn sách năm 2001 rằng nó là trung tâm điều chế hóa học quân sự bí mật. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng nghi ngờ về điều đó ít nhất là từ năm 1969, khi họ công bố một đánh giá về sản xuất hoá học ở Hamhung.

Sau khi xem xét hình ảnh vệ tinh nhà máy ở Hamhung, nhóm của ông Lewis nhận thấy hai bể chứa nước thải lớn bất thường, phù hợp với phương pháp sản xuất UDMH tiêu chuẩn. Họ cũng phát hiện nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng nhiều lần đến thăm nhà máy, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó.

nha-may-bi-nghi-san-xuat-nhien-lieu-noc-doc-cua-quy-cho-ten-lua-trieu-tien-2

Ảnh vệ tinh nhà máy Vinylon 8/2 của Triều Tiên. Ảnh: NYTimes.

Triều Tiên nhiều khả năng đã có một kho dự trữ UDMH lớn, ông Lewis nhận xét.

Khi được hỏi làm sao Triều Tiên có thể phát triển loại nhiên liệu này mà nước ngoài không hay biết, ông Lewis cho rằng các nhà phân tích thường xem nhẹ Triều Tiên, nghĩ rằng họ lạc hậu.

"Nếu bạn quan sát các bức ảnh vệ tinh và đọc các ấn bản về kỹ thuật của họ, họ giống như một quốc gia hoàn toàn khác", ông nói.

 Theo VNE 

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.