Tình tiết có thể giúp Đoàn Thị Hương vô tội

Các nghi phạm khác có thể đã hạ độc công dân Triều Tiên, người được cho là Kim Jong Nam - anh trai lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, một chuyên gia ra làm chứng trước tòa ngày 4/10 nói.

CNA đưa tin, nhà nghiên cứu bệnh học Mohamad Shah Mahmood nói, có khả năng 4 nghi phạm khác (đối tượng được đề cập trong bảng cáo buộc nhưng hiện chưa rõ tung tích) có thể đã dùng chất độc thần kinh với "Kim Jong Nam" trước khi người này bị hai nữ nghi phạm tấn công.

Kim Jong Nam, Đoàn Thị Hương, Kim Jong Nam bị giết, anh trai Kim Jong Un
 

Nghi phạm người Indonesia Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương hiện bị buộc tội bôi chất độc thần kinh VX lên mặt "Kim Jong Nam" tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur hôm 13/2. Hiện, cả hai nghi phạm trong độ tuổi 20 này đều không nhận tội.

Siti và Hương cho hay, họ bị lừa tham gia một trò chơi khăm trên truyền hình thực tế. Luật sư hai người này cho rằng họ bị đặc vụ Triều Tiên đánh lừa. Theo giới chức Malaysia, 4 nghi phạm người Triều Tiên đã rời nước này vào ngày "Kim Jong Nam" bị sát hại.

Vụ "Kim Jong Nam" đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn giữa Malaysia và Triều Tiên. Bình Nhưỡng hiện bác bỏ mọi cáo buộc.

Hôm 4/10, ngày thứ ba của phiên xử vụ "Kim Jong Nam", luật sư của Hương là Naran Singh đã hỏi chuyên gia Mohamad Shah về những cách chất độc VX có thể nhiễm vào cơ thể một người.

"Cách dễ nhất là qua tiếp xúc da, tiêu hóa, hít, tiêm và qua mắt", nhà nghiên cứu bệnh học khai trước tòa Shah Alam.

Luật sư Naran Singh tiếp tục hỏi, liệu có khả năng 4 nghi phạm khác, từng được đề cập, đã đầu độc nạn nhân trước khi ông ta tới sân bay hay không?. "Có khả năng", ông Mohamad Shah, người khám nghiệm thi thể của "Kim Jong Nam", trả lời.

Máy quay an ninh ghi lại cảnh Hương và Siti tiến gần tới "Kim Jong Nam", xoa lên mặt người này một hóa chất rồi chạy mất. Báo cáo khám nghiệm thi thể cho hay, nạn nhân chết vì chất độc VX.

Tuy nhiên, các chuyên gia tới giờ vẫn hoang mang rằng tại sao hai phụ nữ trên sử dụng hóa chất chết người, từng được liệt vào dạng vũ khí hủy diệt hàng loạt, lại không bị hề hấn gì.

Trước đó, các luật sư đã phải đeo khẩu trang và găng tay khi kiểm tra mẫu máu và miếng gạc trên mặt của "Kim Jong Nam".

Theo VNN

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.