Cấm vận dầu mỏ có kiềm chế được Triều Tiên?

(Baonghean.vn)- Với việc Triều Tiên tiến hành vụ thử vũ khí được cho là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) tân tiến hơn, Trung Quốc đang chịu sức ép lớn hơn để áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế mạnh mẽ hơn nhằm vào Bình Nhưỡng, trong đó có việc cắt đứt nguồn cung dầu mỏ. 

Sau nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (HĐBA LHQ) trừng phạt Triều Tiên, Trung Quốc đã cam kết hạn chế hoạt động xuất khẩu dầu thô và sản phẩm tinh chế từ dầu cho Bình Nhưỡng. Tuy vậy, ngày 29/11, đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cho biết trong cuộc điện đàm, đích thân Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi người đồng cấp Trung Quốc cắt nguồn cung dầu mỏ cho Triều Tiên.

 Bình Nhưỡng đang chạy nước rút để hoàn thiện năng lực đánh chặn bằng hạt nhân đáng tin cậy. Ảnh: AP
Bình Nhưỡng đang chạy nước rút để hoàn thiện năng lực đánh chặn bằng hạt nhân đáng tin cậy. Ảnh: AP

Song việc cắt đứt hoàn toàn nguồn cung dầu mỏ sẽ là một bước đi quyết liệt. Cộng đồng quốc tế không còn nhiều thời gian để đối phó với Triều Tiên. Tuy nhiên đó không phải lý do để hấp tấp đưa ra các biện pháp mà không đưa ra đánh giá toàn diện về tác động tiềm tàng của những biện pháp này.

Vấn đề đầu tiên cần cân nhắc là tác động trực tiếp của biện pháp này tới chương trình vũ khí và hạt nhân của Triều Tiên. Một số nghiên cứu cho rằng về cơ bản, Triều Tiên có thể ngừng việc sử dụng dầu cho mục đích phi quân sự để đảm bảo mục đích quân sự không bị ảnh hưởng trong trung hạn.

Một số nghiên cứu khác cho rằng Triều Tiên đã đạt được công nghệ thay thế dầu bằng các nguồn hydrocarbon tự sản xuất trong nước khác. Hơn nữa, xét việc quân đội có thể sở hữu kho dự trữ dầu đáng kể, và chương trình tên lửa và hạt nhân dường như được ưu tiên hàng đầu, nên khó có khả năng việc cắt đứt nguồn cung dầu mỏ sẽ gây ra bất kỳ tác động trực tiếp nào tới các chương trình này.

Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley. Ảnh: Reuters
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley. Ảnh: Reuters

Bên cạnh đó, nguồn cung dầu mỏ không phải là biện pháp kiềm chế đáng kể chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang chạy nước rút để hoàn thiện năng lực đánh chặn bằng hạt nhân đáng tin cậy, thì nước này đã hoàn tất giai đoạn, vốn có thể bị kiềm chế bởi một lệnh cấm vận nhiên liệu. Do đó, việc ngừng cung cấp dầu mỏ có khả năng càng củng cố quyết tâm chính trị của Bình Nhưỡng nhằm đạt được vũ khí hạt nhân, hơn là làm nản lòng quốc gia Đông Bắc Á này. 

Một lệnh cấm vận dầu mỏ có thể gây suy yếu hệ thống kinh tế của Triều Tiên, từ đó tạo ra sự bất ổn chế độ. Tuy nhiên tác động của nó sẽ không ngay lập tức. Có thể Triều Tiên sẽ chọn việc lùi bước.

Song thậm chí nước này có thể chọn cách hành xử khiêu khích và gây hấn hơn, đưa chính sách “bên miệng hố chiến tranh” tới mức đỉnh điểm. Xét tới hệ tư tưởng chính trị hiện nay của Triều Tiên, có đủ lý do để nghi ngờ hậu quả này dễ xảy ra nhất. Khi đó, một chính quyền Triều Tiên hung hăng hơn có thể ngày càng đe dọa Hàn Quốc, Nhật Bản, đảo Guam (Mỹ) và thậm chí lục địa Mỹ.

Kiềm chế cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Triều Tiên cũng là điều quan trọng cần phải làm. Ảnh: Getty
Kiềm chế cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Triều Tiên cũng là điều quan trọng cần phải làm. Ảnh: Getty

Thời điểm này, Mỹ, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực cần theo đuổi hai mục tiêu cấp bách. Một là buộc Triều Tiên ngừng cải thiện năng lực vũ khí của mình.

Thứ hai là nghiêm túc theo đuổi các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Thiết lập đường dây nóng trực tiếp giữa Washington và Bình Nhưỡng và trao đổi phái đoàn cấp cao, công khai hoặc bí mật, là một số biện pháp hữu ích có thể thực hiện.

Thêm vào đó, kiềm chế cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Triều Tiên cũng là điều quan trọng cần phải làm, ngang với việc kiềm chế sự phát triển hạt nhân của Bình Nhưỡng./.

Lan Hạ

(Theo CNN)

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.