Sadyr Zhaparov - Từ tù nhân đến tân Thủ tướng

(Baonghean.vn) - Có lợi thế là nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân, nhưng trong bối cảnh hiện nay, thách thức đặt ra với tân Thủ tướng Sadyr Zhaparov là vô cùng lớn.

Trong một nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị ở Kyrgyzstan sau cuộc bầu cử ngày 4/10 vừa qua, Quốc hội nước này đã phải bỏ phiếu phê chuẩn đến lần thứ hai để ông Sadyr Zhaparov - nhà chính trị theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa có thể chính thức trở thành Thủ tướng của quốc gia Trung Á này. Vừa được thả khỏi nhà giam với tội danh bắt giữ con tin với hạn tù hơn 11 năm, nhà cựu lập pháp 51 tuổi đã ngay lập tức đối mặt với hàng loạt thách thức cả đối nội và đối ngoại.

Tân Thủ tướng Kyrgyzstan Sadyr Japarov phát biểu ngày 10/10. Ảnh: Tass
Tân Thủ tướng Kyrgyzstan Sadyr Japarov phát biểu ngày 10/10. Ảnh: Tass

THỦ TƯỚNG TỪ BÓNG TỐI

Hôm thứ Ba vừa qua, ông Sadyr Zhaparov, nhà cựu lập pháp nổi tiếng theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn cùng cựu Tổng thống Almazbek Atambayev đã được những người ủng hộ giải thoát khỏi nhà giam cùng với một số chính trị gia nổi tiếng khác.

Thế nhưng, trong khi “ngôi sao chính trị” của ông Zhaparov xuất hiện với quyết định làm Thủ tướng thì cựu Tổng thống Atambayev ngay lập tức bị cảnh sát và lực lượng an ninh đột kích và bắt giữ bên ngoài Thủ đô Bishkek. Ủy ban An ninh Quốc gia Nhà nước cũng đã xác nhận vụ bắt giữ với cáo buộc tổ chức các cuộc gây rối trật tự.

Ông Zhaparov nổi lên như một nhân tố hàng đầu trong cuộc khủng hoảng vừa qua tại Kyrgyzstan.

Cần nhắc lại, ngày 4/10, Kyrgyzstan tiến hành bầu cử Quốc hội gồm 120 ghế. Theo kết quả sơ bộ, chỉ có 4 đảng trong tổng số 16 đảng tranh cử giành trên 7% số phiếu ủng hộ để có đại diện trong Quốc hội. Tuy nhiên, những người phản đối cho rằng có nhiều vi phạm trong bầu cử dẫn tới bùng phát làn sóng biểu tình bạo lực. Những người biểu tình đã xông vào và chiếm giữ các tòa nhà chính phủ, cướp phá một số văn phòng khiến nhiều người thương vong.

Trước các diễn biến phức tạp này, Ủy ban Bầu cử trung ương Kyrgyzstan sau đó đã hủy kết quả bầu cử, còn Thủ tướng Kubatbek Boronov từ chức. Sau đó, ngày 10/10, Quốc hội Kyrgyzstan đã bỏ phiếu bầu ông Sadyr Japarov làm tân Thủ tướng.

Ông Zhaparov trước đây từng là cố vấn cho cựu Tổng thống Bakiyev, nổi lên như một nhân tố hàng đầu trong cuộc khủng hoảng vừa qua tại Kyrgyzstan, khi ông đưa ra tuyên bố về vị trí Thủ tướng - trước cả khi Tổng thống Sooronbay Jeenbekov ký đơn từ chức của cựu Thủ tướng Kubatbek Boronov.

Những người biểu tình vẫy cờ ủng hộ tân Thủ tướng Sadyr Zhaparov tại thủ đô Bishkek ngày 14/10. Ảnh: AP
Những người biểu tình vẫy cờ ủng hộ tân Thủ tướng Sadyr Zhaparov tại Thủ đô Bishkek ngày 14/10. Ảnh: AP

Hôm 13/10, Tổng thống Jeenbekov tuyên bố sẽ không chấp nhận việc bổ nhiệm ông Japarov làm Thủ tướng với lý do hiện có nhiều hoài nghi về việc liệu các nhà lập pháp có tuân thủ quy định bỏ phiếu hay không. Hơn nữa từ năm 2017, ông Japarov đã bị kết án 11,5 năm tù giam vì tội bắt con tin và các tội danh khác. Tuy nhiên, bản án này sau đó đã bị tòa án hủy bỏ chưa đầy 1 ngày sau khi được thả.

TƯƠNG LAI KHÓ VỮNG

Trước khi được bổ nhiệm là Thủ tướng, ông Sadyr Zhaparov đã kêu gọi cải cách hiến pháp trước các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội mới. Trong tuyên bố mới đây, tân Thủ tướng cho biết, dự kiến Tổng thống Sooronbai Jeenbekov sẽ từ chức “trong từ 2 đến 3 ngày” tới. Theo giới quan sát, ông Zhaparov nhiều khả năng sẽ trở thành quyền Tổng thống nếu Jeenbekov từ chức. Có lợi thế là nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân, nhưng trong bối cảnh hiện nay, thách thức đặt ra với tân Thủ tướng Sadyr Zhaparov là vô cùng lớn!

Kyrgyzstan có một lịch sử nhiều biến động khi từng chứng kiến 2 Tổng thống bị lật đổ bởi các cuộc biểu tình.

Về nội bộ, khó khăn ngay trước mắt khi các nhà lập pháp Kyrgyzstan đã thông qua một danh sách nội các “cứng” khó có thể thay đổi, mặc dù tân Thủ tướng Zhaparov cho biết, ông có kế hoạch bổ nhiệm các chính trị gia trẻ vào các chức vụ hàng đầu trong tương lai. Đó là chưa kể, chính trường nước này đang bị chia rẽ nặng nề giữa hàng chục đảng phái đại diện cho các lợi ích khác nhau. Thực tế này xuất phát từ một lịch sử nhiều biến động khi Kyrgyzstan từng chứng kiến 2 nhân vật Tổng thống bị lật đổ bởi các cuộc biểu tình kể từ khi độc lập khỏi Liên Xô.

Tổng thống Kyrgyzstan Jeenbekov hôm đầu tuần đã phải ban hành tình trạng khẩn cấp mới kéo dài một tuần ở thủ đô trước các cuộc biểu tình của người dân. Ảnh: AP
Tổng thống Kyrgyzstan Jeenbekov hôm đầu tuần đã phải ban hành tình trạng khẩn cấp mới kéo dài 1 tuần ở thủ đô trước các cuộc biểu tình của người dân. Ảnh: AP

Lần đầu tiên là “Cách mạng hoa Tulip” vào năm 2005 diễn ra chỉ vài tháng sau các cuộc cách mạng màu của Georgia vào cuối năm 2003 và Ukraine trong suốt năm 2004. Tổng thống Kyrgyzstan khi đó là Askar Akayev - người điều hành đất nước kể từ năm 1990 đã phải đối mặt với bạo loạn nghiêm trọng. Tiếp đó, ông đã bị lật đổ sau khi cuộc bầu cử thứ 3 kết thúc với các cáo buộc gian lận bầu cử và bầu cử hàng loạt. Người kế nhiệm là ông Kurmanbek Bakiyev sau đó cũng đã bị phế truất năm 2010 sau 5 năm cầm quyền đầy biến động.

Trong khi đó, Kyrgyzstan cũng là một quốc gia có vị trí địa chiến lược, được nhiều nước lớn “để tâm”. Nước này hiện có căn cứ không quân quân sự của Nga và cũng là trung tâm giao thương với nước láng giềng Trung Quốc. Nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ với dân số 6,5 triệu người, cũng là nơi các doanh nghiệp Canada triển khai mạnh hoạt động khai thác mỏ.

Bởi thế, trước những bất ổn ở Kyrgyzstan, đồng minh Moscow cảnh báo quan ngại sâu sắc về “mớ hỗn độn” tại nước này. Nga rõ ràng không muốn có thêm các mối bận tâm vốn đã chồng chất với các cuộc biểu tình tại đồng minh láng giềng Belarus hay cuộc chiến ở khu vực Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan.

Tân Thủ tướng Kyrgyzstan Sadyr Zhaparov với các thách thức bộn bề. Ảnh: Al Jazeera
Tân Thủ tướng Kyrgyzstan Sadyr Zhaparov với các thách thức bộn bề. Ảnh: Al Jazeera

Nga cũng đang đứng trước sức ép tranh giành ảnh hưởng từ Trung Quốc và cả Thổ Nhĩ Kỳ với các nước láng giềng đồng minh trong không gian hậu Xô Viết. Các cuộc khủng hoảng tại Kyrgyzstan hay Belarus rõ ràng đang làm đảo lộn các kế hoạch của Nga tại khu vực Đông Âu và Trung Á. Trong khi đó, lo ngại về sự hỗn loạn chính trị, Thổ Nhĩ Kỳ với các lợi ích chiến lược cũng theo dõi chặt chẽ các diễn biến, không loại trừ khả năng có thể “can dự” như cách đã làm trong cuộc xung đột Nagorno - Karabakh khi công khai tuyên bố ủng hộ Azerbaijan!

Trước làn sóng cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, chính quyền tân Thủ tướng Sadyr Zhaparov có lẽ hơn lúc nào hết cần thể hiện vai trò thực sự rõ ràng nhưng cũng cần khéo léo để không mất lòng bất cứ bên nào. Đó là chưa kể thách thức “dàn xếp” nội bộ chính trường Kyrgyzstan vẫn đang quá rối ren. Thậm chí, kể cả tương lai chính trị của ông Zhaparov cũng chưa hoàn toàn chắc chắn!

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.