Sẵn sàng áp dụng chuẩn nghèo đa chiều

Từ giai đoạn 2016 - 2020 chính thức áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, đây được xem là cuộc thay đổi lớn góp phần giảm nghèo bền vững đồng thời mở ra bước ngoặt mới về nhận thức trong công tác giảm nghèo. Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Trọng Đàm.
PV:  Phương pháp tiếp cận giảm nghèo đa chiều đang được xem  là cuộc đổi thay lớn trong quan điểm về công tác giảm nghèo. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng thời điểm áp dụng đã đến gần xong đang còn gặp lúng túng trong triển khai?
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm. (Ảnh: Hoàng Long)
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm. (Ảnh: Hoàng Long)
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Bộ LĐTB&XH không hề lúng túng trong việc triển khai nghèo đa chiều. Mặc dù từ ngày 1/1/2016 mới chính thức áp dụng Chuẩn nghèo đa chiều nhưng từ trước đó, Bộ đã có những văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn quy trình điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Theo đó các các tỉnh, địa phương sẽ tiến hành xác định và lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-Tg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi cả nước để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020. Đến tháng 12, đồng loạt cả nước sẽ tiến hành rà soát, điều tra. Dự kiến đến hết quý I/2016 sẽ hoàn tất việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn mới.  
Có thể thấy việc xác định hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí mới không hề đơn giản. Vậy Bộ sẽ thực hiện theo phương pháp nào để hạn chế cơ chế “xin cho” khi bình xét, thưa Thứ trưởng?
 - Nếu như trước kia chúng ta tiến hành rà soát chính sách, rà soát hộ nghèo theo phương thức đi tìm hộ nghèo thì nay ta sẽ áp dụng phương pháp để người dân tự đăng ký. Từ những tiêu chí, mẫu có sẵn người dân đọc và đối chiếu từ đó tự đăng ký xem hộ gia đình mình ở ngưỡng nào.
Tuy nhiên tôi nhấn mạnh rằng, việc để người dân tự đăng ký không có nghĩa là đăng ký như thế nào sẽ được xét duyệt như thế mà phải trải qua một quá trình duyệt, bình xét công khai. Danh sách hộ nghèo, cận nghèo phải được niêm yết công khai ở những nơi người dân dễ tiếp xúc như: Nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà trưởng thôn, bản…
Trong thời gian 7 ngày làm việc nếu không có ý kiến khiếu nại của người dân, Chủ tịch UBND cấp xã làm thủ tục tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo của xã theo từng thôn.
Đặc biệt để tránh tình trạng “ xin - cho”, nếu có ý kiến khiếu nại của người dân về kết quả điều tra chưa phản ánh sát thực tế, Ban chỉ đạo điều tra cấp trên phải tổ chức phúc tra lại kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo ở những địa bàn cần thiết, thông báo công khai để nhân dân biết trước khi UBND xã làm thủ tục công nhận hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.
Hơn nữa tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, việc xác định hộ nghèo, cận nghèo không chỉ thông qua việc người dân tự đăng ký mà có sự tham gia của lực lượng điều tra viên. Đây là lực lượng có kinh nghiệm điều tra khảo sát, am hiểu về đặc điểm hộ gia đình, thông thuộc địa bàn khảo sát và ở thông thuộc tiếng nói của đồng bào dân tộc ít người.
Với sự kết hợp 2 phương pháp này tôi tin rằng sẽ hạn chế được thực trạng người nghèo thực sự không được vào còn người không nghèo lại được nhận hỗ trợ, vay vốn ưu đãi.
 Ngoài việc khám, cấp thuốc miễn phí, người nghèo còn được nhận quà từ hội.
Khám, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo. (Ảnh minh họa).
Như thế có nghĩa là nguồn lực cũng như nhân lực khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều đều tăng. Vậy trong bối cảnh ngân sách hiện nay liệu việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều mới có gây gánh nặng về ngân sách cho nhà nước?
- Trong những năm qua, chúng ta đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% năm 2011 xuống còn dưới 4,5% năm 2015, riêng các huyện nghèo giảm từ 58,3% xuống còn khoảng 28%. Nhìn lại 20 năm qua, nước ta đã có khoảng 30 triệu người thoát nghèo. Đây là một thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới, được toàn xã hội và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tuy nhiên việc xác định chuẩn nghèo đơn chiều là chỉ dựa vào thu nhập như đang thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, chưa phản ánh được đầy đủ tình trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; việc phân loại, đánh giá, xác định đối tượng nghèo và xây dựng các chính sách giảm nghèo thiếu tính tổng thể, toàn diện. Do đó việc chuyển sang tiếp cận nghèo đa chiều là yêu cầu tất yếu.
Theo tính toán bước đầu, với chuẩn nghèo đa chiều, trong đó tiêu chí thu nhập là 700 nghìn đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900 nghìn đồng/người/tháng ở khu vực thành thị thì tỷ lệ hộ nghèo hiện nay khoảng 12%, tỷ lệ hộ cận nghèo khoảng 6% và dự kiến ngân sách để thực hiện các chính sách hỗ trợ đối tượng nghèo, cận nghèo năm 2016 tăng khoảng 15 nghìn tỷ đồng so với năm 2015.
Tuy nhiên về nhân lực triển khai thì tôi khẳng định không hề tăng. Chúng ta vẫn sử dụng ban chỉ đạo như cũ, đội ngũ cũ không phát sinh thêm bộ máy, biên chế và không phát sinh hành chính. Mặc dù quá trình khảo sát, điều tra hộ nghèo có thêm lực lượng điều tra viên, tổ giám sát nhưng lực lượng này bao gồm cán bộ cấp xã, thôn, bản, trưởng thôn, trưởng bản, cán bộ đoàn thể...
Lãnh đạo Sở GTVT tặng dê giống cho người nghèo xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn
Lãnh đạo Sở GTVT tặng dê giống cho người nghèo xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn.
Dù vậy vẫn có ý kiến cho rằng, việc tiếp cận nghèo đa chiều giai đoạn này vẫn còn sớm. Ý kiến của Thứ trưởng như thế nào về vấn đề này?
- Việc áp dụng tiêu chí nghèo đa chiều áp dụng vào Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 là phù hợp, không sớm cũng không muộn. Thực tế chúng ta cũng đã có chính sách tác động đa chiều tác động với người dân rồi. Những giai đoạn trước, chúng ta chỉ đo đếm được thu nhập nhưng tất cả những người dưới chuẩn thu nhập đều hưởng các chính sách khác.
Chỉ có khác bây giờ là chúng ta đo để không bỏ sót. Vì có những người trên mức chuẩn thu nhập nhưng thực tế lại  thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Với khái niệm mới thì họ được coi là nghèo.
Trước đó chúng ta đã có quá trình thực hiện chính sách chương trình mục tiêu quốc gia khác như BHYT, nước sạch... Bây giờ chúng ta lồng ghép nó vào xây dựng thành bộ chỉ số. Đây là phương pháp rất khoa học và phù hợp mục tiêu chúng ta đề ra.    
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Vntinnhanh.vn 

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.