Tác dụng chữa bệnh từ quả na

Quả na không chỉ là loại trái cây thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, mà các bộ phận của cây na đều có tác dụng chữa rất nhiều bệnh. Dưới đây là một số tác dụng của na:

- Quả na chín: Quả na chín giàu vitamin C, vitamin B, tinh bột, protein, các acid béo nên có công dụng bổi bổ sức khỏe đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh.

 

– Quả na ương (khi na sắp chín) có chữa chất tanin, một chất có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ rất hiệu quả.

Lấy 30g na ương, bỏ hạt, thái nhỏ, sắc uống 2 lần mỗi ngày.

Quả na ương
Quả na ương chữa tiêu chảy, kiết lỵ rất hiệu quả

– Quả na điếc: Quả na đang lớn bị một loài nấm làm hỏng, bị khô héo ở trên cây, có màu nâu đỏ tím, tự khô xác, cứng rắn được gọi là quả na điếc. Quả na điếc, tên trong sách thuốc cổ được gọi là sa lê. Sa lê phối hợp với các vị thuốc khác có tác dụng chữa bệnh trong những trường hợp dưới đây:

b
Quả na điếc chữa được nhiều bệnh

Chữa ho, viêm họng: quả na điếc 50g, rễ xạ can 30g, nhân hạt gấc 20g, cam thảo dây 25g, lá bạc hà 50g, lá chanh 25g, lá táo 25g, sinh địa 50g. Tất cả phơi khô, riêng quả na điếc đốt tồn tính, giã nhỏ, tán bột, trộn với 150g đường kính đã nấu thành siro để làm viên, mỗi viên 0,5g. Người lớn 6-8 viên. Chia 2 lần. Trẻ em tùy theo tuổi 3-6 viên. Dùng 3-5 ngày.

Chữa đại tiện lỏng, kiết lỵ: quả na điếc 20g đốt tồn tính, cỏ lào ngọn non 50g, gạo tẻ (rang vàng) 30g. Tất cả sắc với 400ml, còn 100ml, uống làm 2-3 lần trong ngày.

Chữa áp-xe vú, quai bị: quả na điếc 10-20g, phơi khô, tán bột rồi hòa với dấm bôi nhiều lần trong ngày.

Chữa sốt rét: quả na điếc 40g, giun đất 80g, phèn phi 20g. Quả na điếc đập vỡ vụn, tẩm rượu sao vàng. Giun đất rửa sạch, tẩy bằng rượu, phơi khô, sao vàng. Hai thứ trộn với phèn phi, tán bột mịn, luyện với nước tỏi hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên.

Ngoài ra, hạt na, lá na, rễ na cũng làm thuốc chữa bệnh như sau:

- Hạt na: Dùng hạt na giã nhỏ và đem ngâm với rượu. Mỗi khi bị đau răng lấy một ít ra ngậm có tác dụng rất tốt. Hoặc hạt na ngâm với nước có thể diệt được giận trên quần áo. Tuy nhiên, hạt na có tính độc nên không được nuốt vào và tránh để bị bắn vào mắt.

 

- Lá Na: Vò khoảng 20 chiếc lá na rồi giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt bị sưng tấ có tác dụng rất hiệu quả.

- Rễ và vỏ cây: Rễ và vỏ cây na cũng là vị thuốc điều trị tiêu chảy, tẩy giun.

Thu Trà (tổng hợp)

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.