Thế giới tuần qua - những tin tức nổi bật

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Đức gặp mặt Tổng thống Nga; 100 ngày đầu cầm quyền của ông Trump; Biểu tình khắp Châu Âu trong Ngày Quốc tế Lao động; Quốc hội Anh chính thức giải tán trước thềm tổng tuyển cử;... là những tin tức quốc tế đáng chú ý tuần qua.

1. Thủ tướng Đức gặp mặt Tổng thống Nga

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Đây là chuyến thăm Nga đầu tiên của Thủ tướng Đức Angela Merkel kể từ năm 2015, theo AFP.

Bà Merkel thực hiện chuyến thăm Nga sau khi ông Putin kêu gọi hai nước "bình thường hóa hoàn toàn" quan hệ. Tổng thống Nga đưa ra đề nghị trên sau cuộc gặp Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel hồi tháng ba.

Năm 2015, bà Merkel gặp ông Putin ở Matxcơva, song giống như hầu hết các lãnh đạo phương Tây khác, lúc bấy giờ, bà tới Nga để dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng phát xít trong Thế chiến II. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo  bàn về Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Đức vào tháng 7, cũng như các vấn đề Ukraine và Syria.

2. 100 ngày đầu cầm quyền của ông Trump

 

Ngày 29/4, ông Trump tròn 100 ngày nhậm chức Tổng thống  Mỹ. Trong những ngày qua, truyền thông Mỹ đưa tin đậm nét về Tổng thống Trump. Ông Trump là vị Tổng thống thứ 45 của Xứ cờ hoa, xuất thân từ giới kinh doanh với khẩu hiệu tranh cử nổi tiếng "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại".

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông hài lòng với những gì mình đã làm được trong 100 ngày đầu tiên là chủ nhân Nhà Trắng, dù thừa nhận rằng đây là công việc khó khăn hơn rất nhiều so với ông từng hình dung. 

Phát biểu trước báo giới ngày 28/4, Tổng thống Trump cho biết: "Tôi phải nói với các bạn rằng, tôi không nghĩ ai đó có thể làm được những điều chúng tôi (chính quyền mới ở Mỹ) đã làm trong 100 ngày qua, và do đó chúng tôi rất hài lòng." 

3. Biểu tình khắp Châu Âu trong Ngày Quốc tế Lao động

Các cảnh bạo lực đã diễn ra tại Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Tây Ban Nha. (Nguồn: Getty)
Các cảnh bạo lực đã diễn ra tại Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Tây Ban Nha. (Nguồn: Getty)

Nhiều cuộc tuần hành hoặc biểu tình dẫn đến bạo lực đã xảy ra ở nhiều nơi tại Châu Âu trong Ngày Quốc tế Lao động 1-5. Một cuộc biểu tình dẫn đến bạo lực đã xảy ra ở thủ đô Paris (Pháp) trong bối cảnh chỉ còn khoảng một tuần nữa là đến thời điểm diễn ra vòng hai cuộc bầu cử tổng thống. Những người biểu tình kích động bạo lực được cho là đến từ các nhóm cực đoan từng tham gia vào nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ trước đó.

Trong khi đó tại Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh sát ở thành phố Istanbul đã bắt giữ 165 người tại các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động ở thành phố này. Hầu hết những người bị bắt đều có ý định tuần hành ở quảng trường Taksim, bất chấp lệnh cấm của chính quyền.

Tại Ba Lan, nhiều liên đoàn lao động và các nhà hoạt động cánh tả đã tổ chức tuần hành kêu gọi đoàn kết để phản đối chính phủ bảo thủ hiện tại. Tại Tây Ban Nha, hai nghiệp đoàn lớn chủ chốt là CC.OO và UGT đã kêu gọi tuần hành trên 70 thành phố, nhằm kêu gọi Chính phủ tăng lương cũng như ngừng tiến hành những cải cách về lao động, vốn đã khiến cho việc sa thải người lao động trở nên dễ dàng.

4. Quốc hội Anh chính thức giải tán trước thềm tổng tuyển cử

Thế giới tuần qua - những tin tức nổi bật ảnh 4
Ngày 3/5, Quốc hội Anh đã chính thức giải tán để mở đường cho cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 8/6 tới đây. Theo luật, Quốc hội cần giải tán ít nhất 25 ngày trước khi cuộc bầu cử bắt đầu. Mọi hoạt động của cơ quan này sẽ tạm ngừng cho tới khi bầu cử hoàn tất.

Trong ngày giải tán Quốc hội, Thủ tướng Anh Theresa May sẽ tới điện Buckingham diện kiến Nữ hoàng Elizabeth II để xin phê chuẩn chính thức việc này. Trước đó, ngày 18/4, bà May đã bất ngờ kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử trước thời hạn nhằm thành lập một chính phủ vững mạnh để tham gia các cuộc đàm phán rời Liên minh Châu Âu.
5. Tổng thống Nga Putin tiếp tục sa thải hàng loạt tướng lĩnh
Trung tướng Vladimir Artamonov bị cách chức Thứ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp. (Nguồn: greatest.info)
Trung tướng Vladimir Artamonov bị cách chức Thứ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp. Ảnh: greatest.info
Ngày 1/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ ký sắc lệnh sa thải hàng loạt tướng lĩnh đang công tác tại Bộ Tình trạng khẩn cấp, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga và Cơ quan Thực thi hình phạt liên bang Nga (FSIN).

Theo sắc lệnh của Tổng thống Putin được đăng trên trang mạng pháp lý chính thức của Nga, Trung tướng Vladimir Artamonov bị cách chức Thứ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp và Thiếu tướng Sergei Vorontsov mất chức Phó Giám đốc Trung tâm quản lý các tình huống khẩn cấp thuộc Bộ Tình trạng khẩn cấp. Bên cạnh đó, Tổng thống Putin còn cách chức một số lãnh đạo thuộc Cục khu vực thuộc Ủy ban Điều tra Liên bang Nga và FSIN.
6. Triều Tiên nối lại hoạt động tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri
Ảnh chụp bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên ngày 12/4.Ảnh: AFP
Ảnh chụp bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên ngày 12/4.Ảnh: AFP

Ngày 3/5, theo AFP, hình ảnh vệ tinh của Mỹ ghi lại tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri cho thấy, nhiều khả năng Triều Tiên đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân sắp tới. Nhiều công nhân được cho là đang bơm nước ra khỏi đường hầm, nơi dự kiến diễn ra vụ thử hạt nhân.

Trước những động thái của Bình Nhưỡng, Mỹ đang lên tiếng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia tăng áp lực hơn nữa đối với Triều Tiên. Các nhà ngoại giao Mỹ cho biết, họ đã thảo luận với Trung Quốc về khả năng áp đặt thêm các lệnh trừng phạt.

7. Mỹ và Hàn Quốc mâu thuẫn về chi phí triển khai hệ thống THAAD

Những thiết bị đầu tiên của THAAD đã được chuyển tới Hàn Quốc
Những thiết bị đầu tiên của THAAD đã được chuyển tới Hàn Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Hàn Quốc chi trả cho Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) triển khai ở nước này trong khi Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố sẽ không thay đổi lập trường trong vấn đề này.

Tổng thống D.Trump cho biết ông đã thông báo với chính quyền Seoul rằng việc nước này chịu trách nhiệm chi trả cho hệ thống phòng thủ trị giá 1 tỷ USD là "hợp lý". Người đứng đầu Nhà Trắng đặt ra câu hỏi tại sao nước Mỹ lại phải chịu phí tổn cho một hệ thống phòng thủ đặt tại Hàn Quốc để bảo vệ quốc gia Châu Á này trước mối đe dọa tấn công từ Triều Tiên.

Phản ứng sau phát biểu của ông D.Trump, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã dẫn các cam kết trong Thỏa thuận đóng quân Mỹ - Hàn (SOFA), theo đó Chính phủ Hàn Quốc cung cấp địa điểm và các phương tiện hỗ trợ, còn Mỹ chịu phần chi phí triển khai, vận hành và bảo trì THAAD.

8. Cử tri Hàn Quốc bắt đầu đi bỏ phiếu bầu Tổng thống

Cử tri Hàn Quốc bỏ phiếu bầu Tổng thống tại một điểm bỏ phiếu ở Seoul. Ảnh: Reuters
Cử tri Hàn Quốc bỏ phiếu bầu Tổng thống tại một điểm bỏ phiếu ở Seoul. Ảnh: Reuters

Ngày 4/5, hơn 3.500 điểm bầu cử trên khắp Hàn Quốc đã bắt đầu mở cửa để phục vụ các cử tri nước này đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống. 

Theo Ủy ban Bầu cử quốc gia (NEC), cuộc bỏ phiếu sớm diễn ra trong 2 ngày và kết thúc vào 18h ngày 5/5. Đây là lần đầu tiên một cuộc bỏ phiếu được tiến hành như vậy kể từ khi hình thức này được thông qua vào năm 2014 và mọi cử tri đều được quyền bỏ phiếu sớm.

Tới nay, theo kết quả thăm dò dư luận mới nhất do Hãng Realmeter vừa công bố ngày 3/5, ông Moon Jae-in thuộc đảng Dân chủ vẫn tiếp tục dẫn trước các đối thủ và là ứng cử viên hàng đầu trong cuộc chạy đua vào Nhà Xanh. 

Trong khi đó, cùng ngày 4/5, ứng viên của đảng Nhân dân, ông Ahn Cheol-soo, đã tuyên bố nếu giành chiến thắng sẽ chấp nhận để hai đối thủ là ông Yoo Seong-min của đảng Bareun và bà Sim Sang-jeung của đảng Công lý tham gia "chính phủ cải cách liên hợp" trong tương lai.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.