Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo: 'Cuộc chơi' thêm phần thách thức

(Baonghean) - Động thái thử tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của Triều Tiên bao hàm nhiều thông điệp gai góc tới Mỹ và Hàn Quốc. “Cuộc chơi” tại bán đảo Triều Tiên giờ trở nên thách thức hơn nhiều với Tổng thống Mỹ Donald Trump khi mà các lựa chọn hành động ngày càng bị giới hạn đi kèm với những nguy cơ lớn. 

Nhân tố thay đổi cuộc chơi

Mỹ và các đồng minh tại Đông Bắc Á chưa từng bận tâm quá nhiều về các sản phẩm tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Nhưng sau vụ thử sáng 4/7, các kế hoạch của Nhà Trắng tại khu vực sẽ cần nhiều điều chỉnh.

Triều Tiên tự tin tuyên bố nước này đã thử thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng chạm tới lãnh thổ Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng đã phải thừa nhận thực tế này, một sự thừa nhận khó khăn nhưng khó tranh khỏi.

Vụ phóng này được Triều Tiên lựa chọn thời điểm vào đúng ngày Quốc khánh Mỹ như một sự kiểm chứng về lời hứa hiện đại hóa quân đội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đồng thời là sự phủ nhận những dòng trạng thái trên mạng xã hội của Tổng thống Mỹ rằng, một vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “sẽ không bao giờ xảy ra”. 

Hình ảnh về vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất do hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên công bố ngày 4/7. Ảnh: KCNA
Hình ảnh về vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất do hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên công bố ngày 4/7. Ảnh: KCNA

Theo các chuyên gia quân sự, vụ phóng tên lửa Hwasong-14 từ khu vực phía Bắc là một bước tiến mới của Triều Tiên so với vụ phóng hồi tháng 5. Theo thông tin mà hãng thông tấn Trung ương KCNA của Triều Tiên công bố, Hwasong-14 đã đạt độ cao 2.802 km, bay xa 933 km và đã tấn công trúng mục tiêu trên vùng biển phía Đông sau khi được phóng đi 39 phút.  

Nhìn bên ngoài, nhiều người cho rằng đây chỉ đơn giản là một sự khiêu khích, một lời đe dọa khôn khéo mà Bình Nhưỡng vẫn theo đuổi nhiều thập kỷ qua. Điều này thông qua việc phát triển các công nghệ hạt nhân (kể từ thập niên 1960) và chương trình thử tên lửa.

Và với việc giới thiệu loại tên lửa có khả năng bắn tới Alaska, loại tên lửa mới của Triều Tiên thực sự là một nhân tố thay đổi cán cân cả về mặt biểu tượng lẫn khả năng tác chiến thực tế. Giờ đây, Mỹ sẽ phải dè chừng về năng lực hạt nhân cũng như các công cụ răn đe của Triều Tiên một khi quốc gia Đông Bắc Á này có ý định tấn công lãnh thổ Mỹ và bất cứ đồng minh ở Đông Bắc Á nào. 

Sự kiện này cũng cho thấy những bước đi “quá đà” của Tổng thống Donald Trump khi công kích và răn đe Triều Tiên kể từ khi bước vào Nhà Trắng. Tính toán của Tổng thống Mỹ khi triển khai một hạm đội Mỹ tới khu vực do nhóm tàu sân bay USS Carl Vinson dẫn đầu hóa ra đã không thể hoàn thành được mục tiêu là dọa dẫm Triều Tiên.

Tương tự, việc gây áp lực với Trung Quốc - láng giềng và là đối tác gần gũi nhất của Triều Tiên, nhằm siết chặt hơn nữa vòng vây cấm vận với Bình Nhưỡng cũng đã không mang lại kết quả nào khả quan. “Lá bài kinh tế” khi chính quyền Trump hứa sẽ đưa Trung Quốc ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ đã thất bại. 

Nhiều tiếng nói ở Mỹ đã nhắc tới giải pháp quân sự nhằm dập tắt mối đe dọa từ Triều Tiên. Những gợi ý của giới “diều hâu” ở Washington xem chừng rất khó khả thi về mặt kết quả, bởi khơi mào chiến tranh cũng có nghĩa nước Mỹ đã tự đặt mình và đồng minh Hàn Quốc vào nguy hiểm từ một cuộc đáp trả của Triều Tiên. Các biện pháp cấm vận thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã gần chạm mức tới hạn, còn rất ít khả năng phát huy tác dụng.  

Tới lúc phải xem lại vai trò của Mỹ? 

Việc Triều Tiên gia tăng các hoạt động thử nghiệm vũ khí và hạt nhân xuất phát từ mối quan ngại bị Mỹ tấn công. Nước này luôn coi sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á hơn 6 thập kỷ sau ngày chiến tranh kết thúc là mối đe dọa lớn nhất. Và vì thế phát triển hạt nhân và tên lửa là giải pháp duy nhất để phòng ngừa và răn đe, từ các bài học về việc việc Mỹ can thiệp vào Afghanistan, Iraq và thay đổi chính quyền ở các nước này.

Vì thế, bất chấp sự cô lập từ bên ngoài, Triều Tiên vẫn đang phát triển các loại vũ khí có khả năng răn đe láng giềng Hàn Quốc, Nhật Bản và giờ là cả Mỹ. Triều Tiên bảo lưu việc sử dụng các công cụ này nếu bị đe dọa. Trong trường hợp một cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ xảy ra, với lý do bảo vệ đồng minh Đông Bắc Á, Triều Tiên sẽ chẳng ngần ngại đáp trả. Cam kết an ninh giữa Mỹ và Hàn Quốc, vì thế, lại là một sự rủi ro với nước Mỹ. 

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi và chỉ đạo một cuộc thử nghiệm vũ khí. Ảnh: KCNA
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi và chỉ đạo một cuộc thử nghiệm vũ khí. Ảnh: KCNA

Chính vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, Mỹ không nên đánh cược an ninh của mình với những lợi ích vốn khiêm tốn tại bán đảo Triều Tiên. Thay vào đó, Washington nên đơn giản hóa cuộc cạnh tranh tại khu vực bằng việc trao lại trách nhiệm cho đồng minh Hàn Quốc.

Dong Bandow, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Cato, và là cựu trợ lý đặc biệt của Tổng thống Ronald Reagan cho rằng, Mỹ nên cân nhắc về cam kết của mình, đặc biệt khi Hàn Quốc đã có thể tự bảo vệ mình trước một cuộc chiến tranh quy ước.

“Chẳng có lý do gì để 64 năm sau khi chiến sự kết thúc trên bán đảo Triều Tiên, nước Mỹ cứ tiếp tục bảo vệ Hàn Quốc cả”, Bandow bình luận trên National Interest.

Một hiệp ước đồng minh lỗi thời, và một cái ô hạt nhân nhiều rủi ro không còn đáp ứng được nhu cầu an ninh của cả hai đồng minh. Và vì thế, Mỹ và Hàn Quốc có thể cân nhắc thay thế bằng một giải pháp khác dù rằng điều đó sẽ thay đổi hiện trạng địa chính trị tại Đông Bắc Á tương lai.

Trong cuộc tiếp đón Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Washington tuần trước, Tổng thống Mỹ Trump đã đồng ý để ngỏ cánh cửa đối thoại với Triều Tiên với những “điều kiện phù hợp”. Và giờ là thời điểm hợp lý để trở lại giải pháp này. Tuy nhiên, kịch bản đó, nếu xảy ra, sẽ là một sự “mất giá” lớn với vị thế lãnh đạo của nước Mỹ.

Thanh Sơn

tin mới

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?