Vẻ đẹp đền Cuông

Vẻ đẹp cổ kính của đền thiêng trên núi Mộ Dạ

(Baonghean.vn) - Với vẻ đẹp độc đáo, linh thiêng, đền Cuông ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách muôn phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội. 

bna_1.JPG
Đền Cuông tọa lạc trên núi Mộ Dạ, thờ Thục Phán An Dương Vương - người đã lãnh đạo nhân dân Âu Lạc đánh Tần chống Triệu ở thế kỷ III trước công nguyên. Đền phối thờ các vị thần đã có công bảo quốc hộ dân. Ảnh: Huy Thư
bna_2.JPG
Đền Cuông được đánh giá là một danh thắng có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ kính và cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp. Đền tọa lạc trên sườn núi, để lên đền phải qua các cổng: cổng ngoài, nghi môn, tam quan. Ảnh: Huy Thư
bna_3.JPG
Sau lưng đền là rừng thông bạt ngàn, là biển cả mênh mông. Nơi đây cách cửa Hiền vài kilomet - theo truyền thuyết đó là nơi Vua An Dương Vương và Công chúa Mỵ Châu trên đường chạy giặc đã xuống biển tự vẫn. Ảnh: Huy Thư
bna_4.JPG
Tam quan đền đồ sộ, rêu phong cổ kính. Hai cổng bên thiết kế theo kiểu chồng diêm 2 tầng với cửa vòm thấp. Riêng cổng giữa có 3 tầng, mặt trước khắc 4 chữ Hán lớn "Quốc tế thượng từ" (đền lớn nhà nước tế). Ảnh: Huy Thư
bna_5.JPG
Chính điện đền Cuông được xây dựng theo hình chữ “Tam”, gồm 3 tòa hạ, trung, thượng điện với kiến trúc truyền thống, trong đó, trung điện được xây dựng theo kiểu chồng diêm 8 mái. Cho đến nay, chưa rõ đền Cuông được khởi dựng năm nào, nhưng đến thời Nguyễn đền được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, đặc biệt dưới triều Vua Tự Đức, đền đã được xây dựng quy mô như ngày hôm nay. Ảnh: Huy Thư
bna_6.JPG
Hạ điện đền Cuông là nơi thờ cộng đồng, trung điện thờ tướng Cao Lỗ, thượng điện thờ Vua An Dương Vương. Trong ảnh: Bàn thờ An Dương Vương trong thượng điện. Ảnh: Huy Thư
bna_7.JPG
Trên khung gỗ đền Cuông, nhiều kết cấu được chạm khắc công phu các đề tài truyền thống sống động. Tại đền còn lưu giữ nhiều đồ tế khí và hiện vật cổ kính. Đền đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa – Kiến trúc nghệ thuật năm 1975. Ảnh: Huy Thư
bna_8.JPG
Hằng năm, Lễ hội Đền Cuông được tổ chức long trọng, là một lễ hội du lịch, tâm linh lớn nhất vùng, thu hút hàng vạn khách thập phương. Về với Lễ hội Đền Cuông, du khách sẽ được tham dự các buổi lễ trang nghiêm, thành kính, như lễ khai quang, lễ cáo trung thiên, lễ rước, lễ đại tế... Trong đó lễ rước Vua An Dương Vương, Công chúa, Tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông là một hoạt động đặc sắc. Ảnh: Huy Thư
bna_9.JPG
Phần hội sôi động với nhiều chương trình hấp dẫn, như thi đấu thể thao, trò chơi dân gian (đu tiên, đẩy gậy, chọi gà, cờ thẻ, cờ người), hội trại thanh niên, hội diễn nghệ thuật quần chúng, liên hoan tiếng hát thanh niên, học sinh, hội thi thanh niên thanh lịch… Ảnh: Huy Thư
bna_10..jpg
Lễ hội Đền Cuông không chỉ là dịp để tri ân, tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương và các vị tiền nhân mà còn góp phần tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, giáo dục, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ. Lễ hội Đền Cuông năm 2024 diễn ra trong 5 ngày 21 -25/3 (tức ngày 12 -16/2 âm lịch). Mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đã sẵn sàng. Ảnh: Huy Thư
bna_11.JPG
Về với Lễ hội Đền Cuông là về với vùng đất cổ mênh mang huyền thoại, về với những giá trị văn hóa tinh thần vĩnh cửu của dân tộc, cùng ôn lại lịch sử ngàn xưa để hòa mình vào hồn thiêng sông núi, cầu mong quốc thái dân an. Ảnh: Huy Thư

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.