Việt Nam luôn là một quốc gia có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế

Trong 40 năm qua, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực với nhiều sáng kiến đối với các hoạt động của Liên Hợp quốc (LHQ), thể hiện là một quốc gia có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế. Tham gia tích cực và chủ động tại tổ chức lớn nhất hành tinh cũng là một cách để Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế phục vụ phát triển đất nước.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga
Đại sứ Nguyễn Phương Nga - trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc ở New York, Mỹ. 

Nhân dịp 40 năm Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc (20/09/1977-20/09/2017), phóng viên thường trú VOV tại Mỹ, phỏng vấn Đại sứ Nguyễn Phương Nga, trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc ở New York, Mỹ. 

PV: Trong 40 năm qua, Việt Nam là thành viên tích cực của LHQ, vậy chúng ta có những đóng góp gì đáng kể đối với hoạt động của diễn đàn đa phương lớn nhất hành tinh này, thưa Đại sứ?

Đại sứ Phương Nga: Có thể nói là Việt Nam đã đóng góp tích cực vào các công việc chung của LHQ ngay từ trước khi chúng ta được kết nạp vào tổ chức này. Chính cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam đã là một đóng góp hết sức to lớn cho việc thực hiện các mục tiêu cao cả của LHQ, nhất là mục tiêu độc lập, tự do và giải phóng các dân tộc bị áp bức, phi thực dân hóa.

Ngay cả công cuộc xây dựng đất nước của chúng ta cũng là một đóng góp rất tích cực đối với các công việc chung của LHQ trong việc thực hiện các mục tiêu về phát triển và quyền con người. Ngay sau khi Việt Nam gia nhập LHQ, kể từ đó cho tới nay trong suốt 40 năm qua, Việt Nam đã tham gia hết sức sâu sắc và trên nhiều bình diện, đảm nhiệm những cương vị rất quan trọng trong hệ thống của LHQ và tích cực hoạt động trên cả ba trụ cột của LHQ.

Trong lĩnh vực hòa bình và an ninh, chúng ta luôn luôn bảo vệ, đề cao sự cần thiết tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc bình đẳng chủ quyền, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Chúng ta cũng có nhiều đóng góp rất tích cực và chủ động trong lĩnh vực giải trừ quân bị và chống phổ biến, nhất là giải trừ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. Từ tháng 06/2014 Việt Nam đã bắt đầu cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ và đang tích cực hoàn tất công tác chuẩn bị để có thể sớm triển khai đóng góp thêm một bệnh viện dã chiến cấp 2.

Chúng ta đã hoàn thành rất tốt cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008-2009 và đã tham gia tích cực vào các nỗ lực ngăn ngừa khủng hoảng, gìn giữ hòa bình, có những đề xuất rất quan trọng về bảo vệ phụ nữ, trẻ em, thúc đẩy quyền con người trong xung đột và xây dựng hòa bình hậu xung đột cũng như cải tổ phương pháp làm việc của Hội đồng bảo an.

Hiện nay chúng ta đang triển khai vận động ứng cử vào Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2020-2021. Riêng trong lĩnh vực phát triển thì Việt Nam là một ví dụ điển hình về hợp tác thành công giữa LHQ với một quốc gia thành viên. Với sự phát triển của Việt Nam và sự hợp tác rất hiệu quả của LHQ, Việt Nam đã thực hiện thành công hầu hết các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và chúng ta cũng rất tích cực thúc đẩy hợp tác Nam-Nam thông qua việc chủ động xây dựng mô hình và tham gia vào các dự án hợp tác ba bên giữa Việt Nam với một nước đang phát triển và LHQ.

Đặc biệt, chúng ta và LHQ đã thực hiện thí điểm thành công Sáng kiến thống nhất hành động, xây dựng ngôi nhà xanh chung của LHQ tại Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường gắn kết hệ thống của các tổ chức LHQ tại Việt Nam.

Chúng ta cũng rất tích cực tham gia các tiến trình đàm phán để phát triển luật pháp quốc tế, xây dựng các khuôn khổ để mở rộng hợp tác, củng cố môi trường hòa bình, ổn định và bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển.

Trong lĩnh vực quyền con người, Việt Nam, bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ quốc gia, thể hiện qua việc bảo vệ thành công 2 báo cáo kiểm điểm định kỳ, chúng ta còn được tín nhiệm bầu vào Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 và tham gia tích cực vào các nỗ lực thúc đẩy quyền con người trên thế giới, đã đề xuất và được thông qua nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em và tham gia nhiều sáng kiến khác để bảo vệ quyền lợi, phát huy quyền của những nhóm yếu thế, đặc biệt là người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em gái, và người có tuổi. Có thể nói là LHQ và các nước thành viên đáng giá rất tích cực về các đóng góp của Việt Nam.  
PV:  Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, LHQ đang đứng trước những thách thức có thể nói là chưa từng có, vậy theo Đại sứ đâu là những khó khăn và thuận lợi của Việt Nam khi hoạt động tại LHQ?

Đại sứ Phương Nga: Đúng là tình hình thế giới hiện nay đang đặt ra những vấn đề rất mới, không chỉ đối với Việt Nam mà nhiều các nước thành viên khác. Đối với chúng ta thì thuận lợi lớn hiện nay chính là xu hướng chung trên thế giới vẫn là hòa bình và hợp tác.

Việc các nước thành viên LHQ thông qua và bắt tay vào thực hiện chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và hàng loạt các thỏa thuận quan trọng khác cũng đã thể hiện mong muốn và quyết tâm của cộng đồng quốc tế chung tay ứng phó với các thách thức chung, hướng tới hòa bình và phát triển bền vững.

Ngay trong kỳ đại hội đồng LHQ lần thứ 72 lần này, chúng ta có thể chứng kiến nỗ lực của các quốc gia thành viên LHQ chung tay ứng phó với những thách thức mà cộng đồng quốc tế đang gặp phải. Thuận lợi lớn thứ 2 đó là cùng với những thành tựu về mọi mặt của đất nước với đường lối đối ngoại nhất quán của chúng ta là hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam đang tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thế giới. Bạn bè quốc tế coi trọng và tin tưởng tiếng nói của Việt Nam.

Chúng ta có những thuận lợi để tăng cường quan hệ với các tổ chức trong hệ thống LHQ, mở rộng quan hệ song phương và đa phương với các nước và tổ chức quốc tế. Ngoài ra, một yếu tố khác cũng có ý nghĩa rất quan trọng là Việt Nam là một thành viên của ASEAN, một liên kết khu vực được coi là thành công và đang phát huy tiếng nói chung tích cực tại các diễn đàn của LHQ.

Bên cạnh những thuận lợi như vậy thì chúng ta cũng có không ít khó khăn. Trước hết là tình hình thế giới diễn biến hết sức nhanh chóng, khó lường, chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế đứng trước nhiều thách thức. Chủ nghĩa dân tộc, cực đoan, bạo lực, xu hướng bảo hộ gia tăng. Tập hợp lực lượng tại LHQ biến động hết sức linh hoạt và lợi ích thì đan xen phức tạp.

Thách thức lớn đặt ra cho chúng ta là phải nhận định, đánh giá tình hình, xác định chủ trương xử lý, giải quyết từng vấn đề thật kịp thời, đúng đắn và bảo đảm được lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng thời tăng cường quan hệ với các đối tác trong khi vẫn đóng góp tích cực vào hòa bình và phát triển trên thế giới.

Thách thức thứ hai đó là trong bối cảnh nguồn lực tài chính quốc tế ngày càng khan hiếm thì hợp tác phát triển giữa Việt Nam với LHQ và các nước tài trợ cũng đã chuyển sang hình thức hợp tác mới là quan hệ hợp tác đối tác. Việt Nam không còn là đối tượng ưu tiên được nhận hỗ trợ phát triển như trước kia. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải đổi mới tư duy, phát huy hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường, kết hợp giữa huy động nguồn lực trong nước với sáng tạo, linh hoạt và năng động trong việc tìm kiếm và huy động các nguồn lực mới, các hình thức hợp tác mới, hiệu quả và cùng có lợi.

Cũng có thể kể đến một thách thức lớn khác đó là triển khai chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững đòi hỏi không chỉ có nguồn lực mà cả biện pháp thực hiện, sự phối hợp rất chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa trong nước và bên ngoài, hội nhập quốc tế thực sự sâu rộng. Tình hình diễn biến rất nhanh, hợp tác triển khai cũng rất nhanh nên nếu chúng ta không nhanh, không nhạy bén, kịp thời thì sẽ bị bỏ lại phía sau. Thời gian còn rất ít nên chúng ta cần nhanh chóng, tích cực triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia, thực hiện chương trình nghị sự 2030.                                  

PV: Là người đứng đầu cơ quan đại diện của Việt Nam tại LHQ, đại sứ có những kỳ vọng gì về hoạt động của Việt Nam tại tổ chức này trong năm tới?


Đại sứ Phương Nga: Kỳ vọng của chúng ta trong các hoạt động tại LHQ rất lớn. Trước mắt, chúng ta đang phấn đấu để có thể hoàn thành thật tốt nhiệm vụ là thành viên của Hội đồng kinh tế xã hội ECOSOC cùng với các nước thành viên LHQ cùng với ECOSOC đóng góp vào việc triển khai thực hiện chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững trên bình diện quốc gia, khu vực cũng như là toàn cầu.

Chúng ta cũng đang tích cực thực hiện chương trình hợp tác 2017-2021 giữa Việt Nam và LHQ. Nếu chúng ta thực hiện thành công chương trình này thì cũng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu của Việt Nam về phát triển đất nước, nâng cao uy tín và vai trò của cả Việt Nam và LHQ.

Tháng 7 năm sau chúng ta cũng phải chuẩn bị tốt để có thể bảo vệ thành công báo cáo kiểm điểm tự nguyện quốc gia về việc thực hiện chương trình nghị sự 2030. Chúng ta cũng là một thành viên có trách nhiệm của LHQ, chúng ta cần tiếp tục chủ động hơn tham gia tích cực vào các công việc chung của LHQ, trong đó có triển khai cam kết tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, cũng như các công việc chung của LHQ về ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và trong cải tổ, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống LHQ.

Một mục tiêu lớn của chúng ta trong thời gian trước mắt là phải tập trung nỗ lực để thực hiện thành công ứng cử vào Hội đồng bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 để tiếp tục phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tôi cũng xin nói thêm rằng là chúng ta đang triển khai thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ 12, tích cực tham gia vào các cơ chế đa phương đặc biệt là ASEAN và LHQ. Chúng ta mong muốn sẽ thực hiện thật tốt mục tiêu, đường lối chính sách này và vai trò của Việt Nam tại LHQ cũng như tại các diễn đàn đa phương khác phụ thuộc chính vào hành động của chúng ta biến cam kết thành hiện thực.              

PV: Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!./.

Theo VOV

tin mới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 26/4, Đoàn đại biểu BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/4

(Baonghean.vn) -Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An thống nhất đổi mới khung thời gian kỳ họp thường lệ giữa năm 2024; Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’; UBND tỉnh họp thường kỳ... là những thông tin nổi bật trong ngày.

Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An thống nhất đổi mới khung thời gian tổ chức kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND tỉnh

Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An thống nhất đổi mới khung thời gian tổ chức kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND tỉnh

(Baonghean.vn) - Thay vì diễn ra trong 2,5 ngày như thông lệ, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 sẽ được rút ngắn thời gian xuống còn 2 ngày. Thường trực HĐND tỉnh sẽ lấy ý kiến khảo sát đánh giá của các vị đại biểu HĐND tỉnh về đổi mới này ngay khi kết thúc kỳ họp. 

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Tập trung tháo gỡ tồn tại, vướng mắc trong công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Tập trung tháo gỡ tồn tại, vướng mắc trong công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

(Baonghean.vn) - Chiều 25/4, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến về triển khai công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chủ trì hội nghị.

Thường trực Tỉnh uỷ định hướng một số nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II/2024

Thường trực Tỉnh uỷ định hướng một số nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II/2024

(Baonghean.vn) - Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Thông giao Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đánh giá, phân tích rõ nguyên nhân kết quả phát triển đảng viên ở nhiều đảng bộ đạt tỷ lệ thấp trong quý I/2024 để tham mưu Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo kịp thời.

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

(Baonghean.vn) - Hơn 350 đại biểu HĐND tỉnh và cấp huyện tham gia hội nghị với 4 chuyên đề được truyền đạt liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá báo cáo kinh tế - xã hội; xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức giám sát chuyên đề đất đai, tư pháp...

Mời độc giả đón đọc báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

Đón đọc Báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu đến quý độc giả ấn phẩm đặc biệt gồm 32 trang, gộp 5 số nhật báo của các ngày 27,28, 29, 30/4 và 1/5/2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

(Baonghean.vn) - Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Thị trường đất nền ở Nghệ An có dấu hiệu tăng nhiệt… là những thông tin nổi bật ngày 24/4.

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

(Baonghean.vn) -UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh; Sở Nội vụ; UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung làm việc tại huyện Hưng Nguyên; Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể; Công đoàn Nghệ An ký cam kết thi đua nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể…

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Làm việc với lãnh đạo huyện Hưng Nguyên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị huyện khắc phục khó khăn, phát huy nhiều hơn lợi thế vị trí địa bàn phụ cận thành phố Vinh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp - dịch vụ và đô thị.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

(Baonghean.vn) - Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh; Thông qua dự thảo Nghị quyết về phê duyệt bổ sung 2.187 biên chế giáo viên; Trên 12.000 ha thông chưa được xử lý thực bì, nguy cơ cháy rừng… là những thông tin nổi bật ngày 22/4.

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

(Baonghean.vn) - Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng. Chương trình Dân hỏi – Cơ quan chức năng có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường để rõ hơn về vấn đề này.

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

(Baonghean.vn) - HĐND tỉnh vừa thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2023 - 2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đề xuất thu hồi đất để thực hiện 17 công trình, dự án tại 4 địa phương; Tôm nuôi chết phơi trắng hồ chưa rõ nguyên nhân… là những thông tin nổi bật ngày 21/4.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình thực hiện và giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên; cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân; Hàng nghìn thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực;… Đây là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 20/4.