VN xếp thứ nhất Tay nghề Asean: Chuyện "luyện gà" và công tác dạy nghề!

Kết thúc Kỳ thi tay nghề Asean lần thứ 10, đoàn Việt Nam xếp thứ nhất với chiến thắng áp đảo - thành tích khi “đấm chuông” trong đấu trường khu vực một lần nữa cho thấy trình độ tay nghề của các thí sinh Việt Nam không thua kém các nước bạn. Vậy câu chuyện năng suất lao động của 15 người Việt Nam mới bằng 1 người Singapore lý giải như thế nào?
Thí sinh Việt Nam dự thi tay nghề ôtô.
Thí sinh Việt Nam dự thi tay nghề ôtô.
Ông Dương Đức Lân, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề - Trưởng đoàn Việt Nam tại các kỳ thi tay nghề Asean và thế giới cho biết, sau 8 lần tham gia kỳ thi tay nghề Asean, Việt Nam có 3 lần đạt giải nhất, 2 lần đoạt giải nhì. Năm nay, chúng ta giành chiến thắng áp đảo, hơn đội đứng thứ 2 tới 6 huy chương vàng. Các nghề thế mạnh như thiết kế trang web, xây gạch ta gần như không có đối thủ.
Chuyện chúng ta huấn luyện cho thí sinh trong thời gian ngắn và quá gấp rút (khoảng 3 tháng) khiến nhiều người có cảm giác mỗi kỳ thi là một đợt “luyện gà”, ông Lân khẳng định khi tham gia đấu trường này, nước nào cũng “luyện gà”; thậm chí Indonesia còn cho “gà” đi luyện thi nghề mộc ở CHLB Đức hằng năm trời. Với số kinh phí đầu tư và thành tích đạt được, “gà” của chúng ta ăn ít “thóc” mà vẫn khỏe hơn nước bạn. Chúng ta không thể tự nhiên mà giành được giải nhất này mà phải học hành bài bản, có đầu tư đến nơi đến chốn.
Theo ông Lân, năm 2002, khi thi đấu trong nghề mộc, Indonesia gần như không có tên tuổi gì. Đến nay, đây là nghề thế mạnh của nước bạn và họ lại không có đối thủ. Nói như vậy để thấy, trong quá trình thi và với mọi nghề thi, chúng ta không giữ phong độ được mãi nếu không ôn luyện chu đáo, cập nhật công nghệ và đầu tư cho việc học hỏi ở những quốc gia có nền sản xuất, công nghệ phát triển.
Cũng theo ông Lân, kinh phí dành cho công tác dạy nghề chỉ chiếm khoảng 8% ngân sách dành cho ngành giáo dục. Kinh phí hạn chế và bản thân công tác dạy nghề còn nhiều hạn chế, nhưng để làm nên cái gọi là năng suất lao động thì còn nhiều yếu tố chứ không chỉ có công tác dạy nghề. “Bao nhiêu cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ,… ra “lò” mỗi năm cũng phải có trách nhiệm với năng suất lao động quốc gia chứ không thể “đổ” hết cho dạy nghề”, ông Lân nhấn mạnh.
Công nghệ sản xuất và kỹ năng nghề sẽ quyết định năng suất lao động. Do đó, dù đi trong các kỳ thi chúng ta đứng đầu nhưng năng suất lao động thấp còn do tính đồng đều trong đội ngũ lao động chưa cao. Trong đội ngũ lao động, số người chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ quá cao, trong khi ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) tính năng suất lao động bằng cách lấy tổng sản phẩm quốc nội/tổng số lao động. Thực tế, chỉ 18-20% lao động Việt Nam qua đào tạo và số này phải “gánh” 80% còn lại trình độ gần như bằng 0, đây là sự chênh lệch quá lớn. Trong khi đó, ở nhiều nước, số lao động qua đào tạo chiếm tới 40 - 50%.
Ông Lân cũng chỉ ra hạn chế là chính sách trọng dụng đội ngũ “hạt giống đỏ” sau mỗi kỳ thi tay nghề khu vực và thế giới chưa được quan tâm đúng mức. Sau mỗi kỳ thi có tổng kết, đánh giá, khen thưởng và rất nhiều thí sinh xuất sắc chỉ dừng phần thưởng ở số tiền thưởng và tấm bằng khen. Sự ưu ái mới ở mức tuyển thẳng những “hạt giống” này lên học đại học nghề. Nếu những cá nhân xuất sắc này có được môi trường làm việc, thiết bị sản xuất hiện đại và chế độ đãi ngộ như ở Singapore, năng suất lao động của họ có thể vượt qua một lao động Singapore. 
Theo LĐO

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.