20 năm quần thể di tích Huế được công nhận di sản văn hóa Thế giới

Theo đánh giá của UNESCO, công tác bảo tồn di tích Cố đố Huế hiện đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.

Sáng 22/9, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm quần thể di tích Huế được của UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới; 10 năm Nhã nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của Nhân loại. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự.

Ngay sau khi Quần thể di tích Cố đô Huế được vinh danh là “Di sản Văn hóa Thế giới”, công tác bảo tồn di tích Cố đô Huế được tỉnh Thừa Thiên Huế chú trọng đầu tư. Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư 600 tỷ đồng trùng tu, phục hồi 132 công trình tiêu biểu như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu...

Phát biểu tại lễ kỷ niệm Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Lễ kỷ niêm 20 năm quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới, 10 năn Nhã nhạc cung đình được công nhận là di sản phi vật thể nhân loại là sự kiện hết sức to lớn của nhân dân Thừa Thiên-Huế nói riêng và cả nước nói chung.

Một góc Cố đô Huế - Ảnh: Kim Thu

Sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản Huế cần phải được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong 20 năm qua, nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra trong quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch quản lý tổng thể đối với khu di sản Huế phù hợp với quy hoạch chung của địa phương, nhằm bảo đảm yêu cầu phát triển hài hòa với yêu cầu bảo tồn bền vững”

Hiện trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đang khai thác tốt và phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của quần thể di tích Cố đô Huế, tạo nguồn sinh lợi để bảo tồn di tích, góp phần phát triển kinh tế- xã hội.

Doanh thu bán vé từ năm 1998 đến nay đạt hơn 525 tỷ đồng, góp phần rất quan trọng trong việc tái đầu tư cho hoạt động bảo tồn di sản. Việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể cũng được chú trọng, lễ nhạc cung đình, múa hát cung đình, lễ hội cung đình… đều được nghiên cứu phục hồi theo nguyên bản.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết: “20 năm qua là một quảng thời gian ghi dấu ấn về những nổ lực rất lớn trong quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Cố đô Huế. Tất cả những điều đó khẳng định khu di sản Huế đang được hồi sinh và đặc biệt giữ gìn một cách bền vững”.
 
Cũng trong sáng 22/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự cắt băng khánh thành công trình nâng cấp sân bay quốc tế Phú Bài Huế và đến dự cắt băng khánh thành công trình nâng cấp đường tránh thành phố Huế./.

Theo (vov.vn) - HL

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.