Ngôn ngữ mạng: Con dao hai lưỡi

(Baonghean) - Từ thế giới "ảo" trên Internet, cách nói, cách viết "tuổi teen", "phá cách"... đã đi vào đời sống thực, vô tình trở thành thói quen trong giao tiếp, tạo nên thứ tiếng Việt xa lạ.

Loạn ngôn ngữ mạng

Ngôn ngữ mạng với những biến thể lạ lẫm, kỳ dị không còn xa lạ với phần đông người sử dụng Internet hiện nay. Lướt một vòng qua các diễn đàn, các trang thông tin dành cho giới trẻ hay trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Intasgram… dễ nhận thấy tiếng Việt được các bạn trẻ thay đổi vô tội vạ, từ cấu trúc câu đến lối sắp xếp chữ cái.

Những dòng trạng thái trên Facebook như: “Hum nAi chO?i đEpj coá ay mun đy chOji zỚi tuy hOng?” (Hôm nay trời đẹp có ai muốn đi chơi với tôi không?) lan nhanh như hiệu ứng dây chuyền. Giới trẻ nhanh chóng “sáng tạo” ra nó, nhiều thanh thiếu niên xem đó như là “phát minh”, một thứ ngôn ngữ riêng mà họ tự hào nói  “ngôn ngữ 9X”.

Nhiều bạn trẻ ngoại ngữ bập bõm cũng không ngần ngại chêm lung tung vào trong câu nói, dòng viết tiếng Việt, hoặc ghép nghĩa của một số từ đơn tiếng Anh mà không cần quan tâm đến ngữ pháp, cấu trúc câu để thể hiện điều mình muốn nói. Ví dụ, trên mạng đang thịnh hình lối viết: no table - miễn bàn; lemon question - chanh + hỏi = chảnh; like afternoon - thích thì chiều… Người nước ngoài mà nghe và nhìn thấy cách viết, cách nói ấy thì cũng không thể hiểu được!

Tranh minh họa: Internet
Tranh minh họa: Internet

Rồi thì cả những cách viết tắt “bí ẩn” mà nếu không được các bạn trẻ tiết lộ thì không thể đoán được nó có nghĩa là gì. “Cmnr”, “cmnl”, “vcc”, “vk”, “ck”… hết sức lộn xộn! Thậm chí, có nhiều diễn đàn hoặc trang mạng xã hội có chức năng lọc những từ ngữ không lành mạnh như nói tục, chửi thề, từ liên quan đến tình dục… nên giới trẻ lại nghĩ ra nhiều lối viết để “lách”.

Ngôn ngữ mạng muôn hình vạn trạng được các bạn trẻ sử dụng nhiều đến nỗi thời gian gần đây, không ít người dùng Facebook  đã phải lên tiếng bức xúc, cảnh báo, thậm chí từ chối trả lời, hoặc thẳng tay xoá những bình luận bằng thứ tiếng Việt không trong sáng như thế trên trang cá nhân của mình. 

Từ thế giới “ảo”, ngôn ngữ mạng xâm nhập vào cả đời sống thực. Giờ, trong nhiều cuộc trò chuyện bạn bè bên bàn cà phê, giao tiếp trong gia đình hay thậm chí cả trong các cuộc hội họp, bàn luận công việc, người ta cũng vô tình hay cố ý sử dụng ngôn ngữ mạng một cách tự nhiên.

Chưa bàn đến tốt – xấu, đúng – sai, nhưng nhìn nhận ở khía cạnh ngôn ngữ thì rõ ràng đã có sự lai căng, nhiễu loạn, thiếu chuẩn mực, gây nên nhiều nguy cơ trong nói và viết tiếng Việt.

Sáng tạo hay phá hoại?

Ngôn ngữ mạng được xem là thứ ngôn ngữ thể hiện sự tự do cá nhân, bất tuân  quy tắc, phi chính thức. Viện Ngôn ngữ học Việt Nam đã tổ chức điều tra về thái độ xã hội đối với ngôn ngữ mạng. Kết quả cho thấy, đối với việc sử dụng tiếng Việt của nhóm trẻ 9x trên diễn đàn, 6,6% số người được khảo sát trả lời "thích", cho rằng ngôn ngữ mạng có gì đó vui vui, tiện lợi và "sành điệu"; 51,2% trả lời "không thích", vì ngôn ngữ mạng khó hiểu, rối mắt và làm hỏng tiếng Việt; 42,2% trả lời "bình thường".

Đối với việc "trộn" tiếng nước ngoài vào tiếng Việt, 6,6% trả lời "thích" vì thấy lạ, "sành điệu"; 52% trả lời "ghét", cho rằng cách sử dụng ngôn ngữ nói trên gây khó hiểu, làm hỏng tiếng Việt; 41,4% trả lời "bình thường". Từ kết quả này, có thể thấy đang có nhiều luồng ý kiến trái chiều về ngôn ngữ mạng.

Tiến sỹ văn học Lê Thanh Nga - Giảng viên Trường Đại học Vinh cho rằng, ngôn ngữ cần hiểu như là một thứ “tài sản” toàn dân, luôn vận động và biến đổi, có lớp từ vựng, “ngữ pháp” tự nhiên mất đi, tự nhiên sinh ra như lý lẽ bình thường của tiến hóa. Điều đó cho thấy rằng, việc xuất hiện một lớp từ vựng, một cách diễn đạt mới chẳng qua là sự phản ánh nhu cầu nói một cái gì đó mới hơn, là biểu hiện của văn hóa.

Khi ngôn ngữ mạng, thậm chí là ngôn ngữ trên các ấn phẩm được xuất bản bởi các nhà xuất bản danh tiếng, mà tác giả là những cây viết, vẽ có ảnh hưởng như Hồ Anh Thái, Thành Phong… xuất hiện lối nói viết mới, lạ, “teen”, “phá cách” ngày càng tràn lan, phổ biến, thì vấn đề càng nên được xem xét một cách toàn diện hơn.

“Đừng nên đổ lỗi cho tuổi trẻ, cũng đừng nên chỉ thấy đấy là vấn đề của ngôn ngữ, mà hãy chú ý nhìn sâu hơn vào các trạng thái tinh thần của hiện thực đời sống, các trạng thái văn hóa hiện tồn tại. Ngôn ngữ không thể là kẻ phá bĩnh nếu không có sự tiếp tay của trạng thái kinh tế - văn hóa – xã hội! Vì sao xuất hiện nhu cầu được nói hay viết khác đi? Vì sao xuất hiện những kẻ phá bĩnh ngôn ngữ - mà những kẻ đó lại có thể tồn tại?”, Tiến sỹ Lê Thanh Nga đặt vấn đề.

Sử dụng ngôn ngữ mạng như “con dao hai lưỡi”, là ngôn ngữ cá nhân nhưng lại tồn tại trên mạng xã hội nên có sức lan tỏa rất lớn. Dùng nhiều sẽ thành quen, có thể dẫn đến việc giới trẻ sử dụng chệch hướng, biến nó thành ngôn ngữ trong nhà trường, trong các văn bản.

Trong ngôn ngữ mạng, câu không cần đúng ngữ pháp, chính tả, chỉ viết cực ngắn nên nếu sử dụng trong khoảng thời gian dài thì dần dần sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tư duy. Nên chăng các nhà quản lý giáo dục - văn hoá, các chuyên gia nghiên cứu… sớm có khảo sát về mức độ sử dụng và tác động của ngôn ngữ mạng trong đời sống hiện nay… 

Phước Anh

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.