Đưa thư viện vào lớp học

(Baonghean) - Ti vi, phim hoạt hình, các phương tiện nghe nhìn hiện đại ngỡ sẽ làm học sinh ít nhiều không còn mặn mà với việc đọc sách. Nhưng với hình thức đưa thư viện đến với mỗi lớp học, phong trào đọc sách đang được nhiều học sinh ở khối tiểu học hưởng ứng nhiệt tình.

Đã thành thông lệ, giờ chào cờ đầu tuần ở Trường Tiểu học Thị trấn Tân Kỳ bao giờ cùng dành từ 10 đến 15 phút cho phần giới thiệu cảm nhận về sách. Bên cạnh việc đưa ra những câu hỏi liên quan đến những cuốn sách học sinh đã được đọc, ban giám hiệu nhà trường đã chọn những bài viết hay nhất ở mỗi khối để đọc cho học sinh toàn trường nghe. Qua đó, vừa động viên, vừa rèn luyện cho học sinh cách đọc, cách tiếp nhận thông tin, rèn cho học sinh kỹ năng diễn đạt, viết văn và tạo cho các em kỹ năng giao tiếp. Riêng học sinh lớp 1, do các em chỉ mới học âm, ghép vần, nhà trường đã bố trí các phụ trách sao có năng khiếu đọc, kể chuyện cho các em nghe vào sáng thứ 4 và thứ 6 hàng tuần. Sau mỗi câu chuyện các phụ trách sao sẽ đặt những câu hỏi đơn giản để các em cảm nhận được nội dung câu chuyện.

Ít có nơi nào như Trường Tiểu học Thị trấn Tân Kỳ, chỉ riêng nội dung “Đưa thư viện vào lớp học” đã cùng một lúc có hai sáng kiến kinh nghiệm của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng được áp dụng và triển khai có hiệu quả. Bởi thế, nên dễ hiểu vì sao tuy đây là một ngôi trường thuộc khu vực miền núi nhưng phong trào đọc sách lại được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú, bổ ích và hấp dẫn. Hiện ngoài thư viện chung của trường, mỗi lớp học bố trí một thư viện riêng. Góc thư viện được trang trí gọn gàng, thân thiện, mỗi thư viện có 3 học sinh phụ trách. Để tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận nhiều cuốn sách, ban giám hiệu nhà trường giao trách nhiệm cho cô giáo phụ trách thư viện theo dõi số sách “đi - đến” của từng lớp trong tuần, trên cơ sở đó điều tiết sách báo giữa các lớp cho phù hợp, đảm bảo tuần nào các em cũng có sách mới để đọc.
Song song với đó, một tuần hai lần tại buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, nhà trường tổ chức giới thiệu sách mới thông qua phương tiện truyền thanh của nhà trường. Đây cũng là trường đầu tiên của huyện tổ chức “Ngày hội đọc sách” với nhiều hoạt động như: thi kể chuyện theo sách, thi giới thiệu sách, thi trình bày, triển lãm. Hoạt động tuy chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ nhưng đã thu hút hàng trăm học sinh, giáo viên, phụ huynh tham gia. Nhiều người sau khi được chứng kiến cách làm hiệu quả và có ý nghĩa của nhà trường đã tự nguyện đóng góp ủng hộ sách, nhờ vậy hiện nay tủ sách thư viện nhà trường đã lên đến hàng nghìn cuốn, không những đáp ứng đủ nhu cầu đọc sách của học sinh mà còn giúp nhiều học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn có sách để học. 
Từ mô hình hiệu quả của trường tiểu học thị trấn, Phòng Giáo dục - Đào tạo Tân Kỳ đã nhân rộng phong trào ra toàn huyện. Cô giáo Lê Thị Lệ, Phó trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Tân Kỳ khẳng định: Điều đó, không những giúp cho trường lớp thêm thân thiện mà quan trọng hơn là tạo cho các em niềm hứng thú, say mê với sách, hình thành cho các em văn hóa đọc. Giúp các em không ngừng mở rộng, nâng cao kiến thức, có ý thức bảo quản sách, có thái độ đúng đắn đối với thế giới xung quanh cũng như đối với bản thân mình, nhất là bồi dưỡng sự hứng thú, năng lực và thói quen tự đọc, tự học suốt đời cho các em. 
Để định hướng văn hóa đọc cho học sinh, giúp học sinh có niềm say mê hứng thú với sách từ năm 2008 đến nay, Nghệ An triển khai mô hình thư viện vườn trường, thư viện “di động” ở các trường tiểu học. Với ý tưởng tạo cho các em một môi trường đọc thân thiện, những thư viện này thường được đặt tại sân trường, dưới những bóng cây xanh hay tại mỗi lớp học nhằm tạo cho các em dễ dàng lựa chọn sách và có thể đọc sách trong mọi thời gian rảnh rỗi. Cũng nhờ khởi động lại phong trào đọc sách, nhiều trường học trên địa bàn cũng đã năng động, sáng tạo tổ chức thêm nhiều hoạt động để cổ vũ cho việc đọc sách của các em. Phổ biến nhất ở các trường là tổ chức thi kể chuyện theo sách như các trường tiểu học ở Thành phố Vinh; “Ngày hội đọc sách” của Phòng Giáo dục - Đào tạo Đô Lương với các  nội dung như  trình bày sách; giới thiệu sách; kể chuyện theo sách; hỏi - đáp về sách; Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Nam Đàn, ngoài phát động để các nhà trường xây dựng thư viện thân thiện, để khích lệ thêm niềm say mê đọc sách của học sinh, phòng đã triển khai nhiều hoạt động tập thể ở các trường như triển khai các ngày hội đọc, thi triển lãm sách. 
Học sinh Thành phố Vinh trong “Ngày Sách Việt Nam”.
Học sinh Thành phố Vinh trong “Ngày Sách Việt Nam”.
Riêng năm học 2013 - 2014 này, hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, nhiều trường đã chọn tháng 4 hoặc tháng 5 để tổ chức các cuộc thi kể chuyện về sách như kể chuyện về các tấm gương anh hùng liệt sỹ ở Trường Tiểu học Nghi Phú; cuộc thi đọc và làm theo sách ở Trường Tiểu học Thị trấn Quán Hành; tặng sách cho học sinh giỏi ở Trường Tiểu học Hà Huy Tập 1…  Để làm phong phú tủ sách, mỗi nhà trường cũng đưa ra nhiều hình thức huy động sách khác nhau. Như ở Tân Kỳ, thông qua “Ngày hội đọc sách”, các trường kêu gọi các phụ huynh hoặc các tổ chức cá nhân tài trợ sách. Một số nơi khác thì làm “giàu” thư viện bằng cách vận động mỗi học sinh ủng hộ một cuốn sách, hoặc có trường phát động  các em sưu tầm sách theo các chủ đề. Trường Tiểu học Hà Huy Tập 1 lấy tiền bán giấy sinh thái hàng năm để mua sách hay vận động học sinh, phụ huynh ủng hộ những cuốn sách cũ. Phụ huynh Trần Văn Dũng, ở xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương cho biết: Về phía phụ huynh cũng rất ủng hộ phong trào này bởi qua đó, con em mình có điều kiện để tiếp cận với sách, tạo cho con em niềm say mê hứng thú với phong trào đọc. Giúp các em tránh những trò chơi vô bổ...
Ông Trần Thế Sơn, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng: Trong 3 cấp học thì việc giáo dục học sinh ở lứa tuổi tiểu học là quan trọng nhất. Với đọc sách, tuy không phải là nội dung giảng dạy chính nhưng hoạt động này lại có tính định hướng, vừa giúp các em làm quen với sách, vừa giúp các em có ý thức đọc và làm theo sách. Quan trọng hơn, nếu tạo cho các em niềm say mê với sách trong những năm đầu tiên đến trường thì sẽ tạo ra một tiền lệ tốt, lâu dài và dần dần hình thành văn hóa đọc cho các em, kể cả khi các em đã trưởng thành.
Với những thành công của mô hình thư viện vườn trường, thư viện di động, thư viện lớp học ở các trường tiểu học, hy vọng trong tương lai gần tình trạng học sinh thờ ơ với sách, không quan tâm đến sách sẽ dần dần được xóa bỏ. Điều quan trọng nhất của các trường bây giờ là làm giàu thêm các kho sách, định hướng cho các em những cuốn sách thích hợp, tổ chức thêm nhiều sáng kiến để xây dựng văn hóa đọc sách và nuôi dưỡng văn hóa đọc lâu dài cho học sinh.
Mỹ Hà

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.