Xây dựng Nam Đàn phát triển toàn diện

(Baonghean) - Mấy năm trở lại đây, Nam Đàn từng bước tạo những điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, việc nhân rộng các mô hình vẫn đang còn hạn chế. Yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa phải hướng tới mục tiêu phục vụ người dân có cuộc sống tốt hơn - đó chính là vấn đề được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hồ Đức Phớc quan tâm trong chuyến làm việc tại huyện Nam Đàn gần đây. 
Hiện nay, Nam Đàn đã xuất hiện những mô hình, điểm nhấn trong các mũi công nghiệp – dịch vụ - thương mại, nông nghiệp, xây dựng NTM..., mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn. Một trong số đó có dự án trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc của Công ty TNHH Đại Thành Lộc tại xã Nam Hưng được triển khai đầu tư từ tháng 7/2009 trên diện tích 26 ha. Đây là dự án thể hiện sự kết tinh sự nỗ lực của doanh nghiệp và mong muốn của lãnh đạo tỉnh mà đích thân đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hồ Đức Phớc khi đó đang giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh xúc tiến để ra đời. Chia sẻ với Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác, Giám đốc Công ty TNHH Đại Thành Lộc, ông Nguyễn Hữu Đảm, tự hào: Xét về quy mô và công nghệ kỹ thuật chăn nuôi thì trang trại này được đánh giá số 1 khu vực miền Bắc và miền Trung (do đoàn kiểm tra tiêu chuẩn 5S của thế giới công nhận).
Hiện tại, dự án đang duy trì 4 trại chuyên sản xuất lợn giống với tổng đàn 2.400 con lợn nái sinh sản, bình quân mỗi năm xuất ra thị trường 160.000 con lợn giống. Ngoài giá trị về mặt kinh tế, dự án này còn mang lại lợi ích xã hội lớn, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nói riêng và các tỉnh nói chung phát triển một cách bền vững khi cung cấp nguồn lợn giống có chất lượng cho bà con nông dân. Cũng tại dự án này, còn có 4 trại chuyên nuôi lợn thịt với quy mô 4.000 con/lứa, bình quân mỗi năm xuất ra thị trường gần 100.000 kg thịt sạch. Dự án đang giải quyết việc làm cho 81 cán bộ, kỹ sư và công nhân chủ yếu là người địa phương, có mức thu nhập bình quân 5,5 triệu đồng/người/tháng.
Bày tỏ niềm vui mừng trước hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hồ Đức Phớc cũng chia sẻ hướng phát triển của Nghệ An theo nền kinh tế công nghệ cao bền vững; lấy mục tiêu phục vụ người dân, nâng cao đời sống nhân dân làm hiệu quả phát triển, chứ không chỉ là thu ngân sách để đảm bảo cân đối thu - chi. Chính vì vậy, việc thu hút các dự án đầu tư vào tỉnh cũng được xem xét ở góc độ người dân sẽ được thụ hưởng cái gì thông qua dự án đó. Với định hướng đó, đồng chí Bí Thư Tỉnh ủy đề xuất doanh nghiệp nghiên cứu mở rộng quy mô chăn nuôi lợn thịt cung cấp cho thị trường, gắn với đó là chế biến thực phẩm đóng hộp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Và không chỉ giải quyết đầu ra cho lợn nuôi của doanh nghiệp mà cần tính đến việc thu mua lợn từ các hộ nông dân nuôi thông qua việc cung cấp con giống, quy trình kỹ thuật chăn nuôi, từ đó kích thích chăn nuôi trong nhân dân phát triển, đưa kinh tế của người dân đi lên. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy hứa, tỉnh sẽ nghiên cứu có cơ chế, chính sách riêng cho doanh nghiệp để tổ chức triển khai dự án này.
Không chỉ dự án chăn nuôi lợn công nghệ cao của Công ty TNHH Đại Thành Lộc mà trên địa bàn Nam Đàn hiện còn có 6 dự án chăn nuôi lợn công nghiệp khác với quy mô hàng nghìn con. Một số cơ sở sản xuất như Nhà máy may Haivina Kim Liên; Nhà máy may Hanosimex; dự án “Tổ hợp công nghệ cao” sản xuất, chế tác và kinh doanh đá quý kim hoàn... là những dự án công nghiệp sạch có quy mô lớn, tạo ra điểm nhấn, nét chấm phá trong bức tranh công nghiệp ở Nam Đàn. Từ các dự án này đã tạo việc làm cho trên 6.000 lao động, cải thiện thu nhập của người dân nông thôn. Với lĩnh vực nông nghiệp, Nam Đàn có những mô hình sản xuất rau màu hàng hóa có thu nhập 300 - 400 triệu đồng/ha/năm ở các xã Nam Anh, Nam Xuân và đang dần phát triển ở các địa bàn khó khăn hơn như Vân Diên, Nam Nghĩa, Nam Hưng, Nam Thái...
Đó còn là mô hình trồng chanh ở các xã dọc dãy núi Thiên Nhẫn: Nam Lộc, Nam Tân, Khánh Sơn, Nam Kim cũng cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Đơn cử như gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn, xóm 9, xã Nam Kim, bình quân mỗi năm thu 300 triệu đồng. Đến thời điểm này, Nam Đàn cũng là điạ phương đã hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa theo Chỉ thị 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Chương trình xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và từng người dân xác định là nội dung quan trọng, bởi đây là huyện điểm của quốc gia. Chính vì vậy, trong  điều kiện đầu tư ngân sách của Trung ương và tỉnh so với yêu cầu còn thấp, nhưng với tư tưởng phát huy nội lực là chính, tranh thủ tối đa ngoại lực, Nam Đàn đạt được một số kết quả. Nổi bật đó là đã tập trung đưa xã Kim Liên cán đích NTM trước thời hạn 2/9/2014; có 3 xã tiếp theo gồm Nam Trung, Nam Giang, Nam Cát cũng sẽ cán đích vào cuối năm 2014 này. Bình quân có 12 tiêu chí/xã đã đạt, cao hơn bình quân chung của tỉnh và cả nước.
Mảng du lịch với sự tăng cường kết nối, hợp tác giữa 3 trọng điểm du lịch của tỉnh: Nam Đàn – Cửa Lò – Thành phố Vinh đã cho thấy những hiệu quả và hứa hẹn sự bứt phá trong ngành “công nghiệp không khói” ở Nam Đàn trong thời gian tới. Lĩnh vực văn hóa – xã hội có những bước chuyển, đặc biệt chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn ngày càng khẳng định vị trí trong ngành Giáo dục của tỉnh nhà với 103 hoc sinh giỏi tỉnh và có học sinh giỏi quốc gia. Huyện Nam Đàn rất quan tâm xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa ngày càng cao của nhân dân với tỷ lệ số xã, thị trấn có thiết chế văn hóa đạt chuẩn 52%; cơ quan, khối, xóm đạt danh hiệu văn hóa là 63%. Đời sống và thu nhập của người dân cũng đang ngày càng được cải thiện với thu nhập bình quân đạt 23,5 triệu đồng/người/năm.
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp tại xã Nam Cát (Nam Đàn). Ảnh: Hữu Nghĩa
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp tại xã Nam Cát (Nam Đàn). Ảnh: Hữu Nghĩa
Nhìn vào tổng thể thì Nam Đàn đã có những bước tiến mới, tuy nhiên, Nam Đàn vẫn chưa có những điểm đột phá, làm trục xoay để thúc đẩy phát triển kinh tế. Đời sống nhân dân có sự phát triển theo môi trường chung của xã hội nhưng vẫn đang còn nhiều khó khăn. Được xây dựng là huyện điểm văn hóa và nông thôn mới toàn quốc thì những gì mà Nam Đàn làm là chưa đạt được như mục tiêu đề ra. Chính đồng chí Thái Thanh Quý – Bí thư Huyện ủy Nam Đàn cũng thừa nhận tại cuộc làm việc với Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác vào ngày 11/7 vừa qua. “Mặc dù đã có những mô hình tốt nhưng việc nhân rộng mô hình, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng thu nhập cao đang còn hạn chế. Nhiều diện tích thấp trũng, ngập úng và các xã ở khu vực 5 Nam hầu hết không làm lúa hè thu, nhiều địa phương còn để lúa “chét”. Công tác phát triển làng nghề, làng có nghề, tiểu thủ công nghiệp chưa thực sự phát triển, chưa tạo được nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ khách du lịch. Điều này ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của nhân dân với tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đang còn ở mức 7,5%”.   
Là huyện có điều kiện để huy động nguồn xã hội hóa từ bên ngoài, nhất là các doanh nghiệp, nhà hảo tâm nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn đang nằm ở 7,5%. Để xóa tỷ lệ đói nghèo, nâng cao đời sống của người dân, vấn đề đặt ra cho Nam Đàn cần phải có quyết tâm, có cách làm hiệu quả. Bí thư Tỉnh ủy chia sẻ kinh nghiệm: “Huyện nên giao cho Ban Dân vận Huyện ủy, MTTQ và đoàn thể khảo sát, phân loại đối tượng nghèo một cách chính xác. Ví dụ để giải quyết nhà ở cho hộ nghèo cần huy động các nguồn lực để tập trung. Đối với các hộ nghèo do già cả neo đơn, không nơi nương tựa, thiếu lao động thì tranh thủ huy động từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ cho người nghèo thông qua tặng sổ tiết kiệm.
Đối với các hộ nghèo do thiếu việc làm hoặc lười biếng lao động cần quan tâm tổ chức đào tạo nghề, chỉ đạo mô hình, tạo việc làm. Cũng chính tư tưởng, tình cảm, trách nhiệm vì người dân, cho nên khi đến thăm, tặng quà thương binh năng 1/4 Đào Đức Toàn, ở khối Ba Hà, Thị trấn Nam Đàn, nhìn chiếc xe lăn đã cũ sờn, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu địa phương hỗ trợ ngay chiếc xe lăn mới, đồng thời giao địa phương thực hiện một số nguyện vọng, mong muốn của thương binh. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhắc nhở các cán bộ địa phương đi cùng: “Các thương binh đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình và đã để lại chiến trường một phần cơ thể của mình, các thế hệ được hưởng hòa bình hôm nay phải biết trân trọng, nâng niu để chăm lo tốt cho các thương binh và gia đình liệt sỹ. Các thế hệ này ngày càng ít, nếu sau này chúng ta muốn chăm lo, quan tâm thì cũng không còn cơ hội để thể hiện sự tri ân của mình”.
Cùng với việc chăm lo cho người dân, đồng chí Hồ Đức Phớc cũng trăn trở làm sao để Nam Đàn phát triển toàn diện. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, cho rằng: “Nam Đàn là quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghệ An và Nam Đàn trong lòng người dân cả nước và bạn bè trên thế giới rất đỗi thiêng liêng, có người chỉ ước ao một lần trong đời được về quê Bác – Nam Đàn. Vì vậy, mỗi con người trên quê Bác cũng cần thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và đó còn tình cảm để làm cho quê Bác phát triển giàu mạnh, văn minh, trở thành điạ phương phát triển toàn diện; xây dựng huyện Nam Đàn trở thành huyện điểm nông thôn mới, xây dựng xã Kim Liên thành xã kiểu mẫu nông thôn mới không chỉ trong tỉnh mà trong cả nước, thỏa mãn các tiêu chí nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, xây dựng diện mạo quê hương Bác khang trang, giàu mạnh, văn minh.
Để làm được việc này, về kinh tế, Nam Đàn cần phát triển theo 3 mũi: du lịch và dịch vụ, thương mại; nông nghiệp công nghệ và giá trị cao; công nghiệp công nghệ cao và phát triển làng nghề. Văn hóa – xã hội, quan tâm hoàn thiện các thiết chế văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, nâng cao nhận thức về văn hóa, xây dựng lối sống ứng xử văn hóa, văn minh, tiếp tục xây dựng hình ảnh con người quê Bác trong lòng nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Muốn làm được điều này, yêu cầu đội ngũ cán bộ phải thực sự đoàn kết, lăn lộn cùng cơ sở, với nhân dân nhằm phát huy tối đa nội lực, sự sáng tạo, tinh thần tự lực, tự cường trong đội ngũ cán bộ và các tầng lớp nhân dân; đồng thời tăng cường mở rộng quan hệ ngoại giao nhằm thu hút các nguồn lực để Nam Đàn phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế của mình để phát triển.
Mai Hoa

tin mới

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.

Cao tốc Diễn Châu Bãi Vọt

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe thuận lợi đúng dự kiến

(Baonghean.vn) - Sau gần 2 năm triển khai thi công, tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này theo đúng dự kiến. Việc di chuyển từ TP.Vinh ra Hà Nội chỉ hơn 3 giờ. Đây là kết quả đáng ghi nhận từ nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, nhà thầu thi công dự án.

Nhà ga, sân bay ở Nghệ An tấp nập trong kỳ nghỉ lễ

Nhà ga, sân bay ở Nghệ An tấp nập trong kỳ nghỉ lễ

(Baonghean.vn) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024 kéo dài 5 ngày nên nhiều người dân trở về quê Nghệ An để nghỉ lễ; bên cạnh đó, Nghệ An cũng là địa phương được nhiều du khách lựa chọn làm điểm nghỉ dưỡng nên hành khách tại nhà ga, sân bay đã đông đúc.

Giá vàng

Giá vàng tăng vọt; Dầu thô sát mốc 90 USD/thùng

(Baonghean.vn) -Giá vàng tăng vọt cả 2 chiều mua và bán; USD thế giới bất ngờ tăng mạnh; Dầu tiếp đà tăng giá, sát mốc 90 USD/thùng; Cà phê tăng mạnh lên mốc kỷ lục mới, là những thông tin thị trường cập nhật sáng 27/4.

Đường Quang Trung xưa

Ngắm những hình ảnh về thành Vinh xưa và nay nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày tái thiết

(Baonghean.vn) - Mặc dù bị tàn phá sau chiến tranh, tuy nhiên, với sự giúp đỡ của Nhà nước và Nhân dân Cộng hòa Dân chủ Đức, TP.Vinh đã dần được xây dựng lại. Ngày 1/5/1974, công trình xây dựng khu Quang Trung chính thức được khởi công, đánh dấu sự khởi đầu quá trình tái thiết thành phố.