Xuân về trên vùng đất mới

Tiến Đông - Linh Chi

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Là xã tái định cư của khu vực lòng hồ Thuỷ điện Bản Vẽ, sau gần 20 năm về vùng đất mới, được sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước và hơn hết là nỗ lực của chính bản thân mình, đời sống của nhân dân tại xã Ngọc Lâm ở huyện miền núi Thanh Chương đã thực sự khởi sắc.

Đổi thay lịch sử

Trong thời khắc chuẩn bị bước sang năm mới Giáp Thìn, chúng tôi đã có mặt tại xã Ngọc Lâm. Từ con đường Hồ Chí Minh rẽ vào, cách chưa đầy 10 km, những đồi keo, đồi chè xanh mướt đã hiện ra trước mặt, hút hết vào tầm mắt. Ít ai biết rằng, cách đây chưa đầy 20 năm, khu vực này được xem là vùng núi hoang vu thuộc các xã Thanh Hương và Thanh Thịnh, nằm phía Tây Nam của huyện Thanh Chương.

Thực hiện chiến lược phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2005 -2015, Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ đã được khởi công xây dựng trên dòng sông Nậm Nơn thuộc địa phận huyện Tương Dương. Để hoàn thành và bàn giao mặt bằng lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ đúng tiến độ, bắt đầu từ năm 2006, lần lượt người dân các xã Kim Tiến, Luân Mai, Hữu Dương, Hữu Khuông đã di dời đến vùng đất thuộc các xã Thanh Hương, Thanh Thịnh để lập nên xã mới Ngọc Lâm và bắt đầu cho việc xây dựng cuộc sống mới.

bna-ngoc-lam-nhin-tu-tren-cao-8581.jpg
Một góc xã Ngọc Lâm nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đạo

Sau những khó khăn, chật vật ban đầu khi phải thay đổi môi trường sống vốn đã gắn bó từ nhiều đời, bằng sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước, các chính sách an sinh xã hội và nỗ lực của người dân, cuộc sống nơi vùng tái định cư này đã có những bước phát triển không ngừng.

Chúng tôi ghé vào nhà vợ chồng anh Lương Văn Hoài và chị Lô Thị Đa tại bản Tân Lâm, xã Ngọc Lâm. Sau gần 20 năm xuống nơi ở mới, gia đình anh chị đã nhạy bén tiếp cận với cuộc sống mới một cách hiệu quả, trở thành hình mẫu cho nhiều người dân trong bản noi theo. Chị Đa cho biết, ban đầu khi phải xa quê thì ai cũng buồn, nhưng xuống đây gần với trung tâm, đường sá đi lại thuận tiện, con cái học hành thuận lợi nên ai cũng mừng. Còn cơ sở vật chất như điện, đường, trường, trạm đều sát bên nhà, muốn ra thị trấn hay xuống Vinh cũng chỉ mất hơn 1 tiếng đồng hồ, không phải lặn lội xa xôi như trước nên nhân dân được tiếp cận với nhiều cái mới hơn.

bna-nuoi-ga-8139.jpg
Chị Lô Thị Đa với mô hình nuôi gà thả vườn cho thu nhập cao. Ảnh: Tiến Đông

Gia đình chị Đa có 3 người con, người con gái lớn sau khi học xong cấp 3 đã đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, hiện đã lập gia đình và đang tiếp tục làm việc ở nước ngoài. Người con trai lớn thứ 2 thì lấy vợ tại xã Thanh Sơn, hiện đang vào trồng hoa tại Đà Lạt. Còn người con trai út thì đang học năm thứ nhất tại Học viện Cảnh sát nhân dân. Dịp Tết này, người con trai út cũng về ăn Tết với bố mẹ, nên gia đình anh chị càng vui hơn.

Chị Đa bảo, ngày mới xuống, đứa con út mới chỉ 4 tháng tuổi, cả gia đình 5 miệng ăn, tay xách nách mang, di chuyển cả nếp nhà sàn đưa xuống vùng đất mới, ai cũng lo lắng. Nhưng được sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ cây, con giống, hỗ trợ tập huấn các mô hình sản xuất mới nên nhiều gia đình đã làm theo và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

bna-chi-da-4623.jpg
Chị Đa vui mừng khi cuộc sống đã ổn định, con cái chăm ngoan. Ảnh: Tiến Đông

Ai cũng có quê hương để nhớ, nhưng xuống đây rồi thì thấy thuận lợi hơn. Hồi đầu ai cũng lo lắng, không biết tương lai sẽ như thế nào, giờ thì mọi thứ đã thực sự đổi khác. Con em học xong đều tỏa đi khắp nơi làm ăn, Tết về lại quây quần bên gia đình, vui lắm...

Chị Lô Thị Đa - bản Tân Lâm, xã Ngọc Lâm

Vào năm 2019, gia đình anh Hoài, chị Đa cũng đã được hỗ trợ xây dựng vườn mẫu với nhiều loại cây ăn quả và chăn nuôi gà thả đồi, nuôi lợn đen đem lại thu nhập cao. Mỗi năm gia đình anh chị nuôi được nhiều lứa gà và 2-3 lứa lợn. Cứ vào dịp Tết là thương lái lại đến bao tiêu thu mua mà không phải mất công mang đi bán.

bna-vuon-mau-5942.jpg
Vườn mẫu của gia đình anh Hoài, chị Đa được hỗ trợ xây dựng từ năm 2019. Ảnh: Tiến Đông

Tín hiệu vui

Ông Lương Văn Hải – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngọc Lâm cho biết, ngoài gia đình anh Hoài chị Đa, toàn xã Ngọc Lâm hiện nay đã xây dựng được 6 mô hình vườn mẫu. Ngoài ra còn có nhiều hộ dân đã đầu tư xây dựng mô hình vườn, ao, chuồng kết hợp trồng rừng, trồng chè cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Nổi bật như gia đình ông Lô Văn Sâm ở bản Tân Sáng, ngoài trồng keo còn làm chuồng trại nuôi nhốt trâu, bò với hơn 10 con, nuôi nhiều lợn, gà, vịt và ao thả cá, cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng/năm. Hay như hộ gia đình các ông Lương Văn Phượng, Lương Thanh Hoài, Lương Thanh Hải (bản Tân Hợp), Lô Văn Bình (bản Tân Tiến), Lô Văn Cả, Vi Văn Thanh (bản Tân Học)… đều đã xây dựng được vườn chè cho thu nhập cao, ổn định nhiều năm.

bna-che-2594.jpg
Nhiều hộ dân đã xây dựng được vườn chè có thu nhập cao, ổn định. Ảnh: Linh Chi

Ông Lữ Văn Đương – Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâm thì báo tin vui, năm 2023 vừa qua tổng giá trị sản xuất toàn xã đã đạt 192 tỷ đồng/180 tỷ kế hoạch giao, đạt 106,6%, tăng 12 tỷ đồng so với kế hoạch, tăng 11,36 % so với cùng kỳ. Điều này đồng nghĩa với việc xã Ngọc Lâm đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu được giao. Đây là điều rất đáng mừng đối với một địa phương mới được thành lập chưa lâu. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đã đạt 31 triệu đồng/người/năm.

Ông Đương còn cho biết, dưới sự chỉ đạo của huyện, xã đã thực hiện nghiêm túc các Đề án sản xuất nông nghiệp; chú trọng cơ cấu giống lúa, biện pháp gieo cấy, bảo đảm khung thời vụ, áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất do vậy toàn bộ diện tích lúa và các loại cây trồng phát triển tốt đều. Toàn xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi 3 ha đất trồng cây nguyên liệu giấy kém hiệu quả sang trồng cây chè, bước đầu khẳng định cây chè là cây chiếm tỷ trọng khá lớn trong ngành nông nghiệp của xã. Phát triển ổn định đàn gia súc, gia cầm, xây dựng thành đặc sản của địa phương...

bna-motj-goc-ngoc-lam-8438.jpg
Đường sá đi lại tại xã Ngọc Lâm đã được xây dựng khang trang. Ảnh: Tiến Đông

Đặc biệt, xã Ngọc Lâm cũng đã duy trì tốt phiên chợ vào thứ Ba và thứ Bảy hàng tuần tạo điều kiện cho nhân dân giao thương, trao đổi hàng hóa; duy trì và phát triển được một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như nghề mộc, hàn, máy xay xát, vận tải, kinh doanh dịch vụ các loại vật liệu xây dựng, nhà hàng ăn uống, phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế.

Đặc biệt, những năm qua, cùng với các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội, Công ty Thủy điện Bản Vẽ đã cùng chung tay chăm lo, động viên và có những việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trên vùng đất mới. Nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu… Công ty Thủy điện Bản Vẽ đều tổ chức hỗ trợ, tặng quà cho các hộ gia đình chính sách, các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn các xã tái định cư.

bna-tang-qua-trung-thu-9591.jpg
Lãnh đạo Công ty Thủy điện Bản Vẽ trao tặng kinh phí tổ chức Tết Trung thu năm 2023 cho các cháu tại xã Thanh Sơn. Ảnh: Tiến Đông

Ông Lê Đình Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết: Để người dân khu vực tái định cư ngày càng thêm gắn bó, yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương mới, từ ngày bà con xuống khu tái định cư, các cấp, ngành từ tỉnh đến huyện đã tập trung vào cuộc chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ người dân từng bước ổn định cuộc sống. Sau những bỡ ngỡ ban đầu, đến nay đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình trong sản xuất kinh tế, trở thành hình mẫu cho nhiều người noi theo.

bna-doi-song-khoi-sac-5775.jpg
Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, người dân khu vực tái định cư đã ổn định cuộc sống. Ảnh: Tiến Đông

Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ các xã tái định cư Ngọc Lâm, Thanh Sơn trong việc đưa các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các loại giống cây, con mới vào sản xuất, hỗ trợ con em người dân tại các xã này xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm… Đặc biệt, khi cái Tết Giáp Thìn đã gần kề, huyện xác định sẽ chăm lo cho bà con nhân dân một cái Tết đủ đầy, không để hộ dân nào phải thiếu ăn, thiếu mặc trong dịp năm mới.

Ông Lê Đình Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương

Trước thềm Xuân, bên những ngôi nhà sàn truyền thống được người dân cất công đưa từ quê cũ xuống, hay bên những ngôi nhà xây từ dự án tái định cư còn in màu vôi vàng, con em xa quê cũng đã quay về quây quần bên gia đình sắm sửa đón Tết. Tiếng cười nói, tiếng nhạc rộn ràng càng làm cho thanh âm mùa Xuân thêm tươi vui, ấm cúng.

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.