Xung đột, chiến tranh ở Biển Đông là đi ngược với xu thế của thời đại

Tất cả các nước đều có trách nhiệm đóng góp vào việc đảm bảo duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông.

Biển Đông là vấn đề thời sự nóng được dư luận khu vực và quốc tế hết sức quan tâm theo dõi trong thời gian vừa qua, đặc biệt là sau khi Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc

Trước thềm Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 và Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 18, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc trao đổi với báo chí về nhiều vấn đề trong đó có vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo của đất nước.

xung dot, chien tranh o bien dong la di nguoc voi xu the cua thoi dai hinh 0
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

PV: Vấn đề Biển Đông luôn là một điểm nóng thời gian qua và dự báo vẫn nóng trong thời gian tới. Người dân kỳ vọng Đảng và Nhà nước có những động thái mạnh mẽ hơn trước những đe dọa đối với chủ quyền, an ninh của Việt Nam. Ngành ngoại giao có chiến lược và sách lược gì để giữ vững chủ quyền biển đảo nói riêng và độc lập chủ quyền đất nước nói chung?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Biển Đông là một trong những vấn đề tác động đến môi trường an ninh của Việt Nam. Chúng ta khẳng định chủ quyền của chúng ta ở Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Đối với Trường Sa, chúng ta cũng phải hiểu đây là khu vực có tranh chấp giữa 5 nước 6 bên đối với các đảo, đá ở Trường Sa. Quan điểm của chúng ta là phải đảm bảo chủ quyền ở các đảo mà chúng ta hiện nay đang quản lý đúng theo luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng phải đảm bảo được chủ quyền 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế theo luật pháp quốc tế.

Chúng ta khẳng định bảo vệ chủ quyền của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đại hội Đảng lần thứ XII  vừa qua đã nêu rõ kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Được hiểu rằng chúng ta kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình, giải quyết các tranh chấp trên cơ sở thương lượng, đàm phán. Những vấn đề gì liên quan tranh chấp giữa hai nước thì hai nước giải quyết, vấn đề liên quan nhiều nước thì nhiều bên phải cùng tham gia vào giải quyết.

Tôi xin nhắc lại rằng, chúng ta bảo vệ chủ quyền của chúng ta bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và yêu cầu các nước cũng phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Vì đây là thế mạnh của các nước nhỏ và vừa, phải dựa trên luật pháp quốc tế mới bảo vệ được chính mình và yêu cầu tất cả các nước cũng phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế. Đó là chủ trương của chúng ta.

Đương nhiên, khi có bất kỳ vấn đề gì xâm phạm lợi ích của chúng ta thì chúng ta phải kiên quyết đấu tranh để chống lại, cũng bằng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền của đất nước. 

PV: Phó Thủ tướng đánh giá như thế nào về khả năng Trung Quốc leo thang ở Biển Đông nếu như các bên không có các động thái đủ mạnh mẽ? Nhiều người lo ngại về khả năng xung đột trên Biển Đông dẫn đến một cuộc chiến tranh lớn với sự tham chiến của nhiều nước. Phó Thủ tướng suy nghĩ gì về nhận định đó?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Phải nói rằng Biển Đông là vấn đề không chỉ của riêng các nước trong khu vực. Biển Đông là tuyến đường hàng hải hết sức quan trọng trên thế giới. Vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải đó là nhu cầu chung không phải chỉ của các nước trong khu vực mà còn của các nước trên thế giới, của các nước bên ngoài khu vực. Do đó tất cả các nước đều có trách nhiệm đóng góp vào việc đảm bảo duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông. Bởi vì bất cứ một vấn đề gì xảy ra ở Biển Đông sẽ làm chặn toàn bộ tuyến đường hàng hải huyết mạch, quan trọng vận chuyển hàng hóa của các nước trên thế giới.

Biển Đông đúng là có sự tranh chấp giữa các nước trong khu vực về một số đảo, đá. Việc giải quyết tranh chấp đó phải do các bên liên quan giải quyết. Đó cũng là yêu cầu của các nước, vì các nước cũng không thể tham gia vào giải quyết vấn đề chủ quyền đối với từng vấn đề giữa các quốc gia với nhau, mà các quốc gia liên quan phải giải quyết với nhau thông qua các biện pháp đàm phán, thương lượng. Còn việc để xảy ra tình trạng leo thang, đó là trách nhiệm của các nước để xảy ra tình trạng đó.

Việc xung đột dẫn đến chiến tranh xảy ra là đi ngược lại xu thế của thời đại hiện nay. Xu thế chung là ngăn chặn chiến tranh, kiểm soát xung đột bằng các biện pháp kiềm chế, tự kiềm chế trong các khuôn khổ. Tình hình hiện nay là các nước đang yêu cầu, kêu gọi các bên kiềm chế. Điều đó thể hiện sự quan tâm của các nước. Trong ASEAN cũng vậy, khi nêu vấn đề này đã bày tỏ lo ngại sâu sắc, lo ngại tình hình không được kiểm soát. Về xu thế chung, các nước đều yêu cầu kiềm chế, kiểm soát được các hành động, không để có những va chạm dẫn đến xung đột trong khu vực và các xung đột đó sẽ không thể lường trước được. Hậu quả của tất cả các cuộc chiến tranh là không có kẻ nào chiến thắng trong các cuộc chiến tranh đó.

Tất cả các nước đều phải đánh giá, xem xét và hiện nay các biện pháp đang tiến hành đó là ASEAN và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục thực thi Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Trong phiên họp vừa qua giữa ASEAN và Trung Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã nói là cố gắng hoàn thành được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc vào 2017. Đó là những tín hiệu hết sức tích cực để chúng ta hy vọng là các nước có trách nhiệm. Các nước càng lớn càng phải có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo duy trì hòa bình, ổn định. Còn khi đã xảy ra chiến tranh thì cộng đồng quốc tế sẽ có tiếng nói để lên tiếng để phản đối các cuộc xung đột, chiến tranh. Vấn đề là kiểm soát được tình hình như hiện nay.

PV: Báo chí Trung Quốc có đưa tin Trung Quốc và ASEAN đặt mục tiêu đến giữa năm 2017 sẽ đạt được bộ khung COC. Xin Phó thủ tướng cho biết cụ thể về vấn đề này. Sau khi hai bên đạt được bộ khung COC như vậy thì ASEAN có đặt ra thời hạn cụ thể nào để hai bên có thể tiến hành các bước tiếp theo không?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Tại Biển Đông, vào năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và trong DOC có một điều khoản là mong muốn các nước tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Có nghĩa là Bộ quy tắc này có tính chất ràng buộc hơn so với Tuyên bố. DOC là một tuyên bố chính trị. Trong tuyên bố chính trị thì nói lên mong muốn của các bên, trong đó có việc duy trì nguyên trạng ở Biển Đông, giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, kiềm chế không sử dụng vũ lực. Mục đích để xây dựng COC khi các nước đề ra đó là làm sao xây dựng một văn kiện pháp lý giữa ASEAN và Trung Quốc để duy trì được hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Đó là mục tiêu đặt ra.

Việc thảo luận về COC đã có từ lâu. Đây là quá trình mà trong thời gian vừa qua diễn ra quá chậm so với mong muốn của các nước, của ASEAN, của Việt Nam chúng ta. Việt Nam luôn là nước thúc đẩy, thúc giục sớm hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông bởi COC nếu đạt được những nội dung quan trọng có tính chất ràng buộc thì đó sẽ là cơ sở pháp lý nữa để kiềm chế, kiểm soát tình hình Biển Đông, giải quyết được các vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Đó là mong muốn của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta luôn yêu cầu, đề nghị sớm đi đến ký kết COC.

Trên thực tế khi chúng ta đảm nhận vai trò là điều phối viên ASEAN - Trung Quốc thì chúng ta đã đưa ra những thành tố của COC và cũng đã đạt được trong các nước ASEAN với nhau về những thành tố quan trọng của COC. Nhưng tiến trình đó vừa qua đã bị chậm lại do các yếu tố, do tình hình Biển Đông phức tạp lên, rồi do yếu tố là một vài nước chưa thúc đẩy được việc này. Chúng ta cũng hy vọng với tuyên bố của Trung Quốc tại Hội nghị ASEAN vừa qua là thúc đẩy nhanh tiến trình COC, và trên thực tế trong một hai tháng vừa qua đã có một số cuộc họp liên quan đến nội dung của COC. Mong rằng nếu đạt được trong 2017 thì đó sẽ là văn kiện pháp lý quan trọng ở Biển Đông.

Xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!./.

Theo VOV

tin mới

Chính phủ thống nhất trình dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chính phủ thống nhất trình dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) -Chính phủ ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 2/5/2024 thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 3/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 3/5

(Baonghean.vn) - Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VneID; Công bố tuyển sinh nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 Kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024-2025; Tìm kiếm 2 thuyền viên mất tích trên biển do chìm tàu; Đàn lợn hàng chục con bị điện giật chết trong đêm…

Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID

Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID

(Baonghean.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu, từ ngày 1/7/2024 việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến phải chạy trên tài khoản VNeID nên các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, tăng cường công tác tuyên truyền để làm sao người dân hiểu rõ lợi ích để thực hiện.

Ông Trần Thanh Mẫn sẽ điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn sẽ điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thông tin nổi bật tại Nghệ An ngày 2/5

Thông tin nổi bật tại Nghệ An ngày 2/5

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức phiên họp thường kỳ; Lưu ý đối với thí sinh khi đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương... là những nội dung chính trong ngày.

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách dân tộc ở Nghệ An

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách dân tộc ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nhiều năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tham mưu, cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chính sách dân tộc vào thực tiễn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng đời sống văn hóa trong đồng bào các dân tộc thiểu số.

Công điện của Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Công điện của Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Những ngày tới nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 1/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 1/5

(Baonghean.vn) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Nghệ An ước đạt doanh thu 1.700 tỷ đồng từ du lịch; Các lực lượng túc trực hiện trường ngăn đám cháy tái rừng tại các huyện Nam Đàn, Thanh Chương bùng phát… là những tin tức nổi bật trong ngày.

Bảo đảm an toàn cho người lao động - ‘vốn quý’ của doanh nghiệp

Bảo đảm an toàn cho người lao động - ‘vốn quý’ của doanh nghiệp

Bảo đảm an toàn lao động, tạo lập môi trường an ninh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân và người lao động là những mục tiêu quan trọng để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng. Doanh nghiệp cần trân trọng, quan tâm đầu tư, chia sẻ thành quả với người lao động, nuôi dưỡng nguồn “vốn quý” này.

Điện Biên trong ký ức của những cựu chiến binh Nghệ An

Điện Biên trong ký ức của những cựu chiến binh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nghệ An là địa phương giàu truyền thống cách mạng, có nhiều cựu chiến binh từng chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Họ đều đã tuổi cao, những mảnh ký ức cũng đã vơi đi nhiều, nhưng vẫn luôn tự hào khi là chứng nhân lịch sử của chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 30/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 30/4

(Baonghean.vn) - Hơn 5.000 du khách vượt nắng về Khu di tích Quốc gia Truông Bồn trong ngày giải phóng miền Nam; Chen chân đến các điểm vui chơi, mua sắm tại thành phố Vinh dịp lễ; Thợ điều hòa "hái" tiền triệu mỗi ngày dịp nắng kỷ lục… là những thông tin nổi bật ngày 30/4.

Kết quả lấy ý kiến cử tri tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở Hưng Nguyên

Kết quả lấy ý kiến cử tri tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Theo quy định, việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính phải đảm bảo trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn đồng ý. Kết quả lấy ý kiến cử tri Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở Hưng Nguyên đạt từ 83,11% đến 99,36%.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/4

(Baonghean.vn) - Hôm nay, 29/4 nhiều nơi trên địa bàn tỉnh ghi nhận nhiệt độ lên đến 43 độ C. Nắng nóng tác động rất lớn đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Nỗ lực cao trong thu hút FDI vào Nghệ An

Nỗ lực cao trong thu hút FDI vào Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phát huy những kết quả đạt được trong 2 năm qua khi liên tiếp đứng trong tốp 10 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỉnh Nghệ An đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm xây dựng một điểm đến đáng tin cậy và hiệu quả của các nhà đầu tư nước ngoài.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung: Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt mở ra cơ hội phát triển mới cho tỉnh Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung: Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt mở ra cơ hội phát triển mới cho tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phát biểu tại Lễ thông xe tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt, đoạn giao với Quốc lộ 7A (Diễn Cát) đến Quốc lộ 46B (Hưng Tây), Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, tuyến cao tốc sẽ mở ra cơ hội phát triển mới về đầu tư, du lịch và đảm bảo quốc phòng an ninh.

Mở rộng địa giới hành chính, thị trấn Thanh Chương tăng gấp 3 lần diện tích hiện tại

Mở rộng địa giới hành chính, thị trấn Thanh Chương tăng gấp 3 lần diện tích hiện tại

(Baonghean.vn) - Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, thị trấn Thanh Chương dự kiến mở rộng địa giới hành chính tăng hơn gấp 3 lần diện tích hiện tại và quy mô dân số tăng gấp đôi trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số hai xã Thanh Lĩnh và Thanh Đồng.