Người dân đổ xô đi tiêm phòng dịch vụ sởi

(Baonghean.vn) - Sáng 21/4, tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An, phòng tiêm chủng Safpo có hàng trăm bà mẹ, ông bố đưa con đến tiêm phòng sởi. Tình trạng quá tải diễn ra, nhiều người chờ chực đến ngày thứ 3 vẫn chưa được tiêm.
Người dân đổ xô đưa trẻ đến tiêm phòng dịch vụ tại phòng tiêm chủng Safpo, Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An.
Người dân đổ xô đưa trẻ đến tiêm phòng dịch vụ tại phòng tiêm chủng Safpo,
Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An.
Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm tới tình hình bệnh sởi bùng phát. Việc 112 trẻ em đã tử vong do sởi và biến chứng sởi, hơn 7.000 trẻ em đang mắc bệnh trên cả nước khiến nhiều ông bố bà mẹ hết sức lo lắng. Tại Nghệ An, tuy không phải là trung tâm dịch, nhưng ngày 18/4 vừa qua, đã có trường hợp đầu tiên tử vong do sởi, đó là cháu bé 11 tháng tuổi quê ở xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương đã làm “dấy” lên tâm trạng lo sợ, hoang mang của người dân. Hàng nghìn người đã tới trung tâm y tế chờ tiêm phòng sởi bổ sung, tiêm vét. Không tin tưởng với vacxin tại trạm y tế phường, xã, nhiều bậc phụ huynh chấp nhận tiêm dịch vụ để cho “yên tâm”. 
Tại Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An vào sáng 21/4, có hàng trăm bà mẹ, ông bố đưa con đến tiêm phòng sởi. Phía bên trong phòng tiêm chật cứng người, còn bên ngoài cũng chen chúc người, xe. Nhiều nhất là các cháu nhỏ từ 1 - 3 tuổi, nhưng nhiều cháu lớn, 5 - 9 tuổi vẫn được bố mẹ đưa đi tiềm cho chắc ăn “vì biết đâu hồi trước tiêm phòng nhưng giờ “hết hạn” rồi”. 
Bà Sáu, ở Hưng Lộc, TP Vinh  bế cháu ra đứng phía ngoài cho đỡ ngột ngạt, cho biết: “Tôi có 4 đứa cháu, cả 4 đứa từ nhỏ đến lớn tôi đều đi tiêm phòng dịch vụ hết. Ở đây, người ta khám cho các cháu trước, được nghe tư vấn trước khi tiêm, và nên tiêm cái gì. Thà bớt ăn bớt mặc một tý, lấy tiền tiêm phòng cho các cháu, cho yên tâm chứ tiêm ở nhà sợ không tốt bằng”.
Dịch sởi bắt đầu hình thành và xuất hiện trên địa bàn Nghệ An vào tháng 1/2014. Tính đến thời điểm này,  toàn tỉnh đã có gần 200 trường hợp mắc bệnh sởi. Trong đó, có hơn 10 bệnh nhân nhi quá nặng phải chuyển lên tuyến trên để điều trị. Lo lắng, hoang mang là tâm lý chung của nhiều người trước sự bùng phát không kiểm soát được của dịch sởi tại một số thành phố trên cả nước. Việc đổ xô đi tiêm phòng ở tuyển trên, tiêm phòng dịch vụ gây nên tình trạng quá tải, nhưng ai cũng chấp nhận và kiên nhẫn chờ đợi. 
Chen chúc đăng ký tiêm phòng cho con
Chen chúc đăng ký tiêm phòng sởi dịch vụ tại Tp Vinh
Nhiều người cho biết đã chờ ở đây suốt mấy ngày mà vẫn chưa được tiêm cho con. Chị Nguyễn Thị Lan lo lắng: “Tôi đưa con đi đăng ký tiêm phòng tại đây đã 3 ngày rồi mà chưa được tiêm. Trước đó cháu đã tiêm 1 mũi, bây giờ nghe tin nhiều cháu mắc sởi quá nên đưa con đi tiêm thêm mũi 3 trong 1. Nhưng chỉ còn ngày hôm nay nữa là hết vacxin, người thì đông quá, không biết có đợi được đến lượt con mình không…” Được biết, hầu hết các ông bố, bà mẹ đều đưa con đi tiêm phòng  sung vacxin tổng hợp 3 trong 1. Giá mỗi mũi tiêm như thế này là 160.000 đồng/mũi. 
Trao đổi với ông Phạm Minh Dung - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An, ông cho biết: “Hiện tại, ở Nghệ An chưa thể nói là có bùng phát dịch sởi. Số lượng vacxin và thuốc cho trẻ em từ 12 - 18 tháng theo chương trình mục tiêu quốc gia vẫn đảm bảo. Nhưng người dân quá lo lắng cho sức khỏe con em mình, nên xảy ra tình trạng quá tải tại trung tâm y tế tiêm vacxin dịch vụ. Riêng vacxin 3 trong 1 cung không đủ cầu. Trong 3 ngày vừa qua từ ngày 19 - 21/4 đã tiêm khoảng hơn 800 liều, và không còn vacxin dự trữ nữa, cũng như không đủ vacxin để chuyển về.
Ông Dung cũng nói thêm, bệnh nhân mắc bệnh sởi tăng cao trong thời gian vừa qua, chủ yếu là các trường hợp không tiêm phòng, hoặc tiêm phòng chưa đủ liều trước đó. Thứ 2 là theo quy trình dịch quay trở lại.
Ông Phạm Minh Dung khuyến cáo, bố mẹ nên chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cho các cháu,  không nên tập trung trẻ đến tiêm phòng ở các cơ sở lớn quá nhiều mà nên đưa đến trạm y tế ở phường xã. Bởi tập trung quá đông vào một nơi, nhiều trẻ đang bị phơi nhiễm mà bố mẹ không biết, sẽ gây nên tình trạng lây nhiễm chéo. Mặt khác, sau khi tiêm phòng cũng không có tác dụng ngay, mà sau 15 ngày mới xuất hiện kháng thể. Khi trẻ có dấu hiêu phơi nhiễm thì đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Hồ Lài

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.