Triển khai các biện pháp phòng chống dịch tay chân miệng

(Baonghean.vn) - Thực hiện Công văn số 4160/BYT-DP ngày 30/6/2014 của Bộ Y tế về việc triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng, ngày 11/7/2014, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Thị Lệ Thanh có ý kiến chỉ đạo như sau:

1 Sở Y tế:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành thị đánh giá, phân tích tình hình, nguyên nhân sự gia tăng, bùng phát của dịch bệnh, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh đảm bảo hiệu quả nhằm ngăn chặn sự gia tăng, bùng phát của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, xử lý triệt để tránh để dịch lây lan ra diện rộng; tổ chức tốt việc thu dung cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời, hạn chế thấp nhất tử vong và tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở bệnh viện; thực hiện phân tuyến điều trị tại các bệnh viện, hạn chế việc chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị nhằm giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên; đồng thời tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh biện pháp phòng chống dịch hiệu quả và phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành (trong trường hợp cần thiết) để kiểm tra, hỗ trớ các địa phương và có biện pháp chỉ đạo kịp thời và phù hợp trong công tác phòng chống dịch bệnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Nghệ An, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh:
Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ phù hợp tới người dân về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ nhân dân; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ sạch; đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh; ưu tiên phát sóng và đưa các thông điệp, khuyến cáo về phòng chống tay chân miệng. 
3. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là tại nhà trẻ, trường mẫu giáo; yêu cầu các cơ sở giáo dục phải có đủ phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em thực hiện rửa tay bằng xà phòng; thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Sở Tài chính:
Tham mưu kinh phí đảm bảo nhu cầu về thuốc, vật tư, hoá chất, trang thiết bị cho hoạt động phòng chống dịch bệnh.
5 . UBND các huyện, thành, thị :
Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các đơn vị liên quan trong công tác phòng chống dịch bệnh.
UBND tỉnh Nghệ An
Nội dung Công văn số 4160/BYT-DP ngày 30/6/2014 của Bộ Y tế về việc đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng:
Theo báo cáo của các địa phương từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 31.139 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên tại một số tỉnh, thành phố đã ghi nhận số mắc tích lũy trên 100.000 dân cao hoặc số mắc tăng cao cục bộ hơn cùng kỳ năm 2013 như: Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Cà Mau, Bà Ria - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bình Dương, Sóc Trăng, Nam Định và Đắk Nông.
Thực hiện Công điện số 585/CĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng chống dịch tay chân miệng và sốt xuất huyết, nhằm giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế kính đề nghị Đồng chí Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo các đơn vị triển khai một số hoạt động trọng tâm sau:
1. Đánh giá, phân tích nguyên nhân sự gia tăng, bùng phát của dịch bệnh, khẩn cấp chỉ đạo các cấp chính quyền tại địa phương, các ngành các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội triển khai ngay các biện pháp phòng chống. dịch bệnh đảm bảo hiệu quả nhằm ngăn chặn ngay sự gia tăng, bùng phát của dịch bệnh.
2. Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp tới người dân về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ sạch; đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh; chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình, các báo địa phương ưu tiên phát sóng và đưa các thông điệp, khuyến cáo về phòng chống bệnh tay chân miệng. Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là tại nhà trẻ, trường mẫu giáo; yêu cầu các cơ sở giáo dục phải có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em thực hiện rửa tay bằng xà phòng; thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Ngành Y tế tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, xử lý triệt để tránh để dịch lây lan ra diện rộng; tổ chức tốt việc thu dung cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời, hạn chế thấp nhất tử vong và tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở bệnh viện; thực hiện phân tuyến điều trị tại các bệnh viện, hạn chế việc chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị nhằm giảm quá tải Cho bệnh viện tuyến trên; đồng thời tham mưu kịp thời cho ủy ban nhân dân các cấp các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả và phù họp với tình hình diễn biến dịch bệnh của địa phương.
5 . Quan tâm đầu tư kinh phí đảm bảo nhu câu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh; chỉ đạo việc chi trả phụ cấp phòng chống dịch bệnh theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc qui định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.
6. Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và hỗ trợ các địa phương, có biện pháp chỉ đạo kịp thời và phù hợp, giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống dịch bệnh và chỉ đạo khắc phục các tồn tại của địa phương, tập trung cao độ các biện pháp phòng chổng để ngăn chặn tình trạng dịch bệnh tay chân miệng lan rộng, kéo dài.
Bộ Y tế trân trọng đề nghị Đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện.
Trân trọng cảm ơn.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.