Cây cối xay: Hiệu quả cho người bị suy giảm thính lực

Cây cối xay còn có nhiều tên gọi khác như: giàng xay, kim hoa thảo… Từ lâu, vị thuốc quý này đã được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian chữa rất nhiều bệnh như cảm sốt, đau đầu, chấn thương, đặc biệt là chữa các bệnh về tai như: tai ù, tai điếc, viêm tai...


Cối xay mọc hoang ở khắp nơi, từ đồng bằng, trung du đến miền núi, thường gặp ở các bờ rào, vườn tược hay bãi đất hoang. Vì có nhiều công dụng chữa bệnh nên cây còn được trồng ở các vườn thuốc để thu hái làm dược liệu. Cây nhỏ, mọc thành bụi, cao khoảng 1-1,5m, hoa có màu vàng, toàn thân cây phủ lông mềm. Bộ phận dùng làm thuốc là phần trên mặt đất của cây, đôi khi còn dùng cả rễ.

Cây cối xay chữa được nhiều bệnh về tai.
                                        Cây cối xay chữa được nhiều bệnh về tai.

Trong đông y, cây cối xay có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, thường dùng để chữa các chứng đau đầu, phù thũng, bí tiểu, chấn thương… Đặc biệt từ lâu đời, dân gian đã dùng cây cối xay để chữa các chứng bệnh về tai như: tai ù, tai điếc, nghễnh ngãng, viêm tai giữa...
Bài thuốc thường dùng chữa đau tai, ù tai, thính lực giảm: Quả cối xay (hoặc toàn cây) khô 30g, hoặc tươi 60g, nấu canh với thịt lợn nạc để ăn cơm.


Hiện nay, tình trạng suy giảm thính lực càng ngày càng gia tăng, không chỉ ở những người già mà còn hay gặp ở cả những người trẻ tuổi. Suy giảm thính lực có rất nhiều nguyên nhân, có thể do viêm tai, nhiễm vi khuẩn, virus hay chấn thương, lạm dụng thuốc gây độc đối với tai. Nhưng có hai nguyên nhân phổ biến là do tuổi tác và làm việc ở môi trường tiếng ồn cao liên tục. Hiện nay, mặc dù đã có những nghiên cứu về phương pháp phòng ngừa và điều trị suy giảm thính lực, nhưng kết quả đạt được vẫn còn hạn chế. Việc sử dụng các dụng cụ chống ồn cho tai (bảo vệ đôi tai khỏi tiếng ồn độc hại) như bịt tai hay ốp tai hiện là giải pháp đối với ai phải làm việc ở nơi có nhiều tiếng ồn.

Đối với người bị suy giảm thính lực (khiếm thính), việc sử dụng máy trợ thính đang là phương pháp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, những dụng cụ này lại khá bất tiện khi sử dụng, một số loại máy trợ thính nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ gây hỏng hóc, tốn kém tiền bạc. Y học cổ truyền có câu: “Thận khai khiếu ở tai”, điều này được giải thích do thận khí thông với tai, khi thận hoà, tai sẽ có thể nghe rõ các âm thanh, hay nói cách khác, người thận khí đủ có khả năng nghe tốt. Về phương diện bệnh lý, khi tinh thận bị suy, dễ gây hiện tượng chóng mặt, ù tai, thính lực suy giảm. Chính vì thế để chữa các bệnh tai ù, tai điếc thì việc dùng các thuốc bổ thận là rất quan trọng đối với những người bị suy giảm thính lực.


Để tăng cường hiệu quả chữa các bệnh về tai như ù tai, đau viêm tai, tăng cường thính lực, cối xay đã được sử dụng là thành phần chính phối hợp với các vị thuốc thảo dược có tác dụng bổ thận, chống viêm, hoạt huyết như câu kỷ tử, đan sâm, cẩu tích, cốt toái bổ… tạo nên một bài thuốc toàn diện giúp tăng cường thính lực, hỗ trợ điều trị các bệnh về tai. Để thuận tiện cho người bệnh sử dụng, bài thuốc này đã được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại, ở dạng viên nén có tên gọi là thực phẩm chức năng Kim Thính. Sản phẩm Kim Thính giúp tăng cường sức khỏe cho đôi tai, rất tiện dụng và hiệu quả cho các trường hợp ù tai, suy giảm thính lực (khiếm thính), phòng ngừa chứng lãng tai, nghe kém ở người cao tuổi, giúp bảo vệ đôi tai cho người phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn liên tục… mà không gây tác dụng phụ.
Để hỗ trợ điều trị suy giảm thính lực, người bệnh nên dùng Kim Thính với liều 2-4 viên/lần, ngày 2 lần, liên tục từ 3-6 tháng. Với những người có nguy cơ bị suy giảm thính lực, có thể uống Kim Thính với liều 1-3 viên/lần, ngày 2 lần, từ 3-6 tháng để phòng bệnh.

                                                                                                                    Theo tuvansuckhoe24h

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.