Mướp đắng - vị thuốc quý

 Mướp đắng có chứa nhiều nước, protein, lipid, carbohydrat, vitamin A, B1, B2, C và các khoáng chất nên nó được xem là vị thuốc kỳ diệu đối với sức khỏe con người.
1. Giải nhiệt, sáng mắt, hạ đường huyết: Lấy khoảng 1-2 quả mướp đắng, bỏ hột, nạo mỏng, trộn đều với một chút muối sau đó rửa sạch, vắt ráo nước và xào với tôm khô, tỏi. Nêm mắm muối gia vị sau đó bắc ra ăn nóng.
2. Trị nóng gan, mắt đỏ sưng đau: Mướp đắng tươi, bỏ hột, cắt lát cho vào nồi, đổ nước vào đun khoảng 10 phút sau đó bắc ra để nguội và uống thay nước.
3. Giúp giảm stress, ngủ ngon: Đối với những người bị chứng mất ngủ thường xuyên, lấy cật heo khía nhỏ ướp với hành tím, gia vị, dầu mè sau đó cho vào xào chín cật heo rồi cho mướp đắng thái miếng nhỏ vào tiếp tục xào cho chín. Ăn cùng với một ít hạt điều rang giã dập. Ăn liên tục 3 bữa/tuần sẽ giúp giảm mệt mỏi, chán ăn và mất ngủ.
Tuy nhiên, mướp đắng có tính hàn nên nếu sử dụng nhiều sẽ khiến bạn dễ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài hay bị tụt đường huyết.
4. Điều trị bệnh tiểu đường: Mướp đắng có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của đường đối với cơ thể, vì vậy, từ lâu nó đã được sử dụng để điều trị tiểu đường trong một loạt các hệ thống y học cổ truyền. Về bản chất, mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu, vì vậy, khi tiêu thụ mướp đắng, bạn nên thận trọng nếu đang dùng bất kì loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, để tránh làm giảm tới mức nguy hiểm.
 

5. Ức chế ung thư: Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng mướp đắng làm chậm lại sự gia tăng của một số bệnh ung thư. Trong nghiên cứu tại phòng thí nghiệm thì thấy, mướp đắng có khả năng giết chết các tế bào ung thư bạch cầu trong ống nghiệm mà không ảnh hưởng đến tế bào bình thường theo ghi nhận của trưởng nhóm nghiên cứu Ratna Ray. 

Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa thực sự liên quan trực tiếp đến con người và cộng đồng khoa học sẽ cần phải tiến hành nghiên cứu thêm để xem những lợi ích dịch đối với con người.
6. Chống lại virus: Các nhà nghiên cứu cho rằng, mướp đắng có thể hoạt động kháng virus, ngăn chặn virus lây nhiễm cho các tế bào của con người, có thể giúp kiểm soát quá trình của bệnh.
7. Chống các gốc tự do: Góc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường...
8. Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
9. Chữa ho, mụn trứng cá (uống trong và bôi ngoài) và rôm sảy (uống trong và bôi ngoài, khi khô thì tắm) ở dạng nước sắc. Cách bào chế: Mướp đắng tươi 200 g cắt nhỏ, sắc 3 lần với nước, mỗi lần lấy 1 bát, tất cả cô lại còn 1 bát, chia làm 3-4 lần uống (hoặc cả uống trong, bôi ngoài) trong ngày. Trẻ em dùng nửa liều trên.
10. Giải cảm, thông huyết bổ khí, bổ thận kiện tỳ... điều trị bệnh kiết lỵ, cảm nhiệt, đau mắt...
11. Giảm béo, mướp đắng có tác dụng giảm béo
12. Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt).
Theo Lao động

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.