Thanh lọc cơ thể bằng đậu đen

Đậu đen thường được dân gian sử dụng dưới nhiều dạng chế biến đơn giản như chè, kem, cháo, bánh tét, xôi, nhân bánh in, bánh trung thu...
 
Trong đậu đen có chứa nhiều vitamin A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng axít amin cần thiết cho cơ thể trong đậu đen rất cao như lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin... do đó đậu đen được xem như một loại thuốc bổ.
Dưới đây là vài cách chế biến đậu đen có công dụng trị bệnh:
- Thanh lọc cơ thể: Mỗi ngày dùng từ 20 đến 40 g để nấu chè đậu đen hoặc nấu thành nước uống.
- Chữa suy nhược cơ thể: Nấu chè đậu đen với đại táo, mỗi loại 30 g, nấu chung ăn liên tục trong 3 - 4 ngày.
- Chữa thiếu máu, thận suy, tai ù, thần kinh và cơ thể suy nhược: Dùng món canh cá nhét đậu đen. Cá nhét làm thật sạch, đem chiên hoặc nướng rồi cho vào nồi nấu chung với 40 g đậu đen (nhớ ngâm nước trước vài giờ cho mau mềm) trên bếp lửa riu riu cho đến khi đậu chín nhừ, thêm ít tỏi, gừng và nêm nếm cho vừa miệng rồi ăn.
- Chữa đau nhức ở các khớp xương hoặc ngộ độc rượu lâu ngày: Lấy một quả dừa xiêm nhỏ không già quá, vạt đầu rồi bỏ 20 g đậu đen đã rửa sạch vào quả dừa, đậy nắp dừa lại, sau đó đem chưng cách thủy khoảng 3-4 giờ cho đậu nhừ rồi đem ra uống nước, ăn cái, mỗi tháng chỉ cần ăn 1-2 lần.
- Chữa chứng mệt mỏi, tiểu tiện bí táo: Lấy một củ tỏi rửa sạch, đập dập, không làm nát quá rồi cho vào nồi cùng với 1/2 chén đậu đen đã rửa sạch, nấu lửa nhỏ đến khi đậu mềm thì nêm ít đường, muối vừa miệng rồi ăn, mỗi ngày ăn một lần lúc sáng sớm sẽ có hiệu quả tốt.
- Chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm: Lấy 50 g đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300 g hà thủ ô đỏ trong 2-3 giờ; vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng lâu, dạng nước sắc mỗi ngày dùng 15-20 g hoặc dạng bột mỗi ngày 5 g.
- Trị phụ nữ sau khi sinh bị suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu: Đậu đen 50 g, gà ác 1 con, hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần, rất mau lại sức.
- Chữa nhức đầu, hoa mắt, say nắng, mắt kém, người già hay bị chảy nước mắt, quáng gà, thị lực yếu: Dùng đậu đen 30 g, cúc hoa 10 g, nấu chung lấy nước uống mỗi ngày. Uống khoảng 5-10 ngày là đủ.
- Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt): Đậu đen 30 g, ngải cứu 45 g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước sắc.
- Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: Đậu đen 80 g, lê 1 quả, đường phèn 30 g, sắc lấy nước uống hằng ngày.
Theo Người lao động

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.