Hé lộ bí ẩn các sông băng châu Á đang phình rộng dị thường

Các sông băng khắp thế giới đang tan chảy, teo rút và thậm chí biến mất hoàn toàn. Nhưng ở vùng núi Karakoram của châu Á, nhà của K2 - đỉnh núi cao thứ hai trên Trái đất...
 
Hiện tại, các nhà khoa học vừa khám phá ra nguyên nhân cho tình trạng ổn định sông băng bí ẩn trên. Mặc dù lượng nước ngưng tụ đang tăng lên khắp dãy Himalaya, nhưng hầu hết lượng ẩm này giảm xuống vào mùa hè, ngoại trừ Karakoram - nơi tuyết luôn thống trị cảnh vật.
Vùng Karakoram bao gồm một chuỗi các đỉnh núi tuyết phủ dọc biên giới Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc. Nó là một phần của dãy núi Himalaya đồ sộ hơn, vốn đang mất dần các sông băng khi khí hậu ấm lên.
Tuy nhiên, các quan sát trong vùng Karakoram hé lộ, các sông bằng ở đây luôn ổn định, và lượng tuyết rơi đang tăng lên, thay vì giảm xuống như xung quanh. Hiện tượng lạ đã làm dấy lên các tranh cãi trong giới chuyên gia.
Sarah Kapnick, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ về khí quyển và đại dương tại Đại học Princeton (Mỹ), và các đồng nghiệp đã thu thập dữ liệu về lượng nước ngưng tụ và nhiệt độ gần đây từ Bộ Khí tượng học Pakistan và các nguồn khác, bao gồm cả dữ liệu vệ tinh. Họ đã kết hợp những thông tin này với các mô hình khí hậu theo dõi sự thay đổi ở 3 khu vực thuộc dãy Himalaya trong giai đoạn 1861 - 2100: vùng Karakoram, khu vực miền trung Himalaya và vùng đông nam Himalaya (bao gồm cả cao nguyên Tây Tạng).
Nhóm nghiên cứu phát hiện, một một mô hình mới mô phỏng khí hậu tới phạm vi 2.500km2 đã có thể kết hợp các chu kỳ mưa và nhiệt độ quan sát được ở Karakoram. Một mô hình, vốn được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) sử dụng để mô phỏng điều sẽ xảy ra nếu thế giới tiếp tục phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính với tốc độ như hiện nay, đã không thể ghi lại các chu kỳ theo mùa đặc trưng tại Karakoram.
Điều này được giải thích là do, IPCC và các mô hình khí hậu khác có độ phân giải thấp hơn, chỉ ghi lại được các biến đổi khí hậu ở phạm vi 44.100km2. Độ phân giải kém hơn đã "là nhẵn" các khác biệt về độ cao, vốn chấp nhận được đối với khu vực trung và đông nam Himalaya. Dẫu vậy, vùng Karakoram đa dạng về độ cao hơn so với 2 vùng kia, nên kết quả là IPCC và các mô hình khác đã đánh giá quá cao mức độ ấm nóng trong vùng.
Vì các mô hình trước đây đánh giá quá cao nhiệt độ của Karakoram, nên họ cũng đánh giá chưa đúng lượng mưa tuyết trong vùng. Đây là căn nguyên dẫn đến hiện tượng gia tăng kích thước sông băng "bất thường và bí ẩn" ở Karakoram, theo báo cáo nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Geoscience.
Khi Trái đất ấm lên, lượng nước ngưng tụ tăng lên khắp dãy Himalaya. Do các điều kiện địa lý, Karakoram nhận phần lớn lượng ẩm tăng thêm này vào mùa đông, khi các cơn gió tây mang tuyết tới vùng núi. Ngược lại, các khu vực trung và đông nam Himalaya nhận phần lớn lượng ẩm của chúng từ những đợt gió mùa vào mùa hè.
Ở Karakoram, mưa tuyết đang giảm xuống vào mùa hè, nhưng tăng lên vào mùa đông. Điều này được cho là giúp các sông băng glacier không bị teo rút. Nhóm của bà Kapnick cũng khám phá thấy rằng, tuyết ở Karakoram có thể duy trì tới ít nhất năm 2100.
Theo các chuyên gia, việc hiểu rõ mưa tuyết ở Karakoram và phần còn lại trong dãy Himalaya rất quan trọng cho nỗ lực vạch ra các biến đổi trong vùng do biến đổi khí hậu. Đặc biệt, khám phá còn có tác dụng giúp dự đoán trữ lượng nước và tình hình lũ lụt trong vùng. Chẳng hạn như, do tuyết đóng vai trò như nguồn dự trữ nước cho người dân vùng Himalaya, nên nếu băng và tuyết tan quá nhanh, chúng có thể gây lũ lụt.
Theo vietnamnet

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.