Nguy cơ bùng phát căng thẳng Mỹ - Saudi Arabia

(Baonghean) - Quan hệ Mỹ - Saudi Arabia lại có nguy cơ “dậy sóng” khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cho phép những người sống sót và thân nhân của gần 3.000 người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 kiện chính phủ Saudi Arabia đòi bồi thường tổn thất.

Nếu Tổng thống Barack Obama không thể ngăn cản việc Quốc hội thông qua dự luật như đã cam kết trong chuyến thăm Saudi Arabia hồi tháng 4, viễn cảnh đổ vỡ mối quan hệ với đồng minh tại Trung Đông là rất rõ.

Thượng nghị sĩ John Cornyn và Thượng nghị sĩ Chuck Schumer trong buổi họp báo thông báo về dự luật hôm 17/5. Ảnh: Getty.
Thượng nghị sĩ John Cornyn và Thượng nghị sĩ Chuck Schumer trong buổi họp báo thông báo về dự luật hôm 17/5. Ảnh: Getty.

Thông tin rò rỉ

Ngay thời điểm Tổng thống Obama thăm Saudi Arabia, báo chí Mỹ rộ lên thông tin về 28 trang báo cáo bị thất lạc của Ủy ban điều tra vụ 11/9, tập trung vào vai trò của các quốc gia có liên quan. Dù chính quyền Mỹ vẫn chưa chính thức công bố nội dung tài liệu này, song một số nguồn tin cho rằng việc giữ kín 28 trang báo cáo này trong tầng hầm của tòa nhà Quốc hội là “nhằm bảo vệ mối quan hệ Mỹ - Saudi Arabia”.

Bởi vậy, dư luận Mỹ còn sôi sục vì nghi vấn liệu có hay không chuyện chính phủ Mỹ cản trở điều tra hành động bảo trợ của nước ngoài trong vụ 11/9 nhằm bảo vệ các nhân vật cấp cao của đồng minh chiến lược tại Trung Đông.

Một số báo Mỹ, như New York Post, Fox News đã tiến hành khai thác nhiều nguồn tin khác nhau, từ các điều tra viên thuộc Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố hỗn hợp (JTTF) ở Washington D.C cũng như các điều tra viên tại Văn phòng cảnh sát hạt Fairfax - những người từng tham gia điều tra vụ 11/9.

Thông tin mà các cơ quan báo chí điều tra được đều dẫn đến đầu mối là Đại sứ quán Saudi Arabia ở Washington D.C cũng như Lãnh sự quán nước này ở thành phố Los Angeles. Thậm chí tờ New York Post còn nắm được thông tin về những cuộc liên lạc bằng điện thoại giữa một người huấn luyện 2 kẻ không tặc ở San Diego và cơ quan đại diện ngoại giao Saudi Arabia ở Washington D.C.

Những cáo buộc về sự liên quan của Saudi Arabia không phải là mới, nhất là khi có tới 15 trong số 19 tên không tặc tham gia khủng bố mang quốc tịch Saudi Arabia. Tuy nhiên, Saudi Arabia luôn phủ nhận những cáo buộc này, đồng thời khẳng định không có bằng chứng về sự dính líu của chính phủ trong vụ việc.

Bởi vậy, việc Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cho phép kiện chính phủ Saudi Arabia đòi bồi thường tổn thất được xem là một đòn mạnh giáng vào lớp bảo vệ mà Saudi Arabia dựng lên từ hơn 10 năm.

Thân nhân của gần 3.000 người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 có thể kiện chính phủ Saudi Arabia. Ảnh: BBC.
Thân nhân của gần 3.000 người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 có thể kiện chính phủ Saudi Arabia. Ảnh: BBC.

Thế khó của nước Mỹ

Dự luật mang tên “Công lý xử phạt phần tử hỗ trợ khủng bố” được đề xuất hồi tháng 9/2015 và nhận được sử ủng hộ từ cả hai đảng tại lưỡng viện, trong đó có cả ứng viên Tổng thống Hillary Clinton và Bernie Sanders. Dự luật đã được Ủy ban Tư pháp Thượng viện thông qua hồi đầu năm nay, và hôm 17/5 lại tiếp tục được Thượng viện thông qua.

Theo quy trình, bản dự luật vẫn cần sự chấp thuận của Hạ viện, và cuối cùng phải được Tổng thống ký ban hành. Dù vậy, ông Obama đã dọa phủ quyết dự luật nếu nó được Hạ viện thông qua vì những rủi ro cho nước Mỹ cũng như công dân. Ngoại trưởng John Kerry cũng từng cảnh báo: “Việc ban hành đạo luật sẽ đẩy Mỹ vào kiện cáo, tước đi quyền miễn trừ chủ quyền quốc gia và tạo ra tiền lệ khủng khiếp”.

Theo luật pháp hiện hành, các quốc gia khác có thể miễn bị kiện ra các tòa án Mỹ ở một mức độ nhất định. Dự luật mới nếu được thông qua sẽ tạo ra một ngoại lệ, đồng thời thúc đẩy các nước khác áp dụng các dự luật tương tự, vì vậy có thể gây nguy hiểm cho nước Mỹ cũng như người dân, các thành viên chính phủ và nhân viên ngoại giao ở nước ngoài.

Bên cạnh rủi ro cho nước Mỹ cũng như công dân, hệ lụy trước mắt của việc lưỡng viện thông qua dự luật là sự đổ vỡ mối quan hệ với đồng minh Saudi Arabia. Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir từng phát biểu trước giới lập pháp Mỹ tại Washington rằng quốc gia này sẽ bán 750 tỷ USD công trái cùng nhiều tài sản khác tại Mỹ nếu thông qua dự luật.

Động thái này có thể tạo ra một cuộc tháo chạy của hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài khỏi thị trường Mỹ. Không những vậy, mối quan hệ đồng minh vốn không còn mặn nồng cũng bị đẩy đến bờ vực đổ vỡ. Với kết cục này, Mỹ sẽ “mất” nhiều hơn “được” khi vẫn rất cần Saudi Arabia trong hàng loạt vấn đề như cuộc chiến chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, can thiệp vào thị trường dầu mỏ thế giới…

Vì thế các chuyên gia cho rằng, Tổng thống Barack Obama sẽ tìm mọi cách để ngăn cản việc Quốc hội thông qua dự luật “Công lý xử phạt phần tử hỗ trợ khủng bố”, hoặc chí ít là cũng tìm cách … “hoãn binh”, không để vụ việc ảnh hưởng tới hơn nửa năm cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống - một nhiệm kỳ đang được đánh dấu bởi hàng loạt “mốc son” như bình thường hóa quan hệ với Cuba, đạt thỏa thuận hạt nhân Iran…

Thúy Ngọc

tin mới

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.