Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân khi chủ quyền bị đe dọa

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ ngày họp thứ 2 của Đảng Lao Động Triều Tiên cầm quyền, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cam kết sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân khi chủ quyền quốc gia bị đe dọa. Ông Kim cũng vạch ra chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn 5 năm (2016-2020).

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un phát biểu tại Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên ngày 7/5. Ảnh: Yonhap.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un phát biểu tại Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên ngày 7/5. Ảnh: Yonhap.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ tìm cách “cải thiện và bình thường hóa” quan hệ với các quốc gia thù địch.

Hãng tin KCNA dẫn lời ông Kim Jong-un cho biết: “Là một quốc gia vũ khí hạt nhân có trách nhiệm, Triều Tiên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trừ khi chủ quyền bị bất kỳ một lực lượng thù địch hiếu chiến nào sở hữu hạt nhân vi phạm. Đồng thời, Bình Nhưỡng sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình nhằm không phổ biến vũ khí hạt nhân và nỗ lực vì sự phi hạt nhân hóa toàn cầu”.

Đại hội đảng Lao động Triều Tiên diễn ra lần đầu tiên trong 36 năm qua, dự kiến kéo dài trong 4 ngày, được cho là một màn phô diễn nhằm củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011 sau sự qua đời đột ngột của người cha Kim Jong-il. Đại hội lần này cũng nhằm mục đích vạch ra những mục tiêu cho đất nước trong tương lai.

Ông Kim cũng kêu gọi cải thiện quan hệ với Hàn Quốc và Mỹ bằng cách xóa bỏ những hiểu lầm và ngờ vực, mặc dù ông đã đưa ra những đề xuất tương tự trong quá khứ, dẫn tới các cuộc đàm phán của giới chức chính phủ nhưng không mang lại nhiều tiến triển.

Chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn 5 năm tới của Triều Tiên sẽ tập trung cải thiện đời sống người dân và giải quyết thiếu hụt điện năng. Theo nhà lãnh đạo Kim Jong-un, cần tăng hiệu suất sử dụng năng lượng hạt nhân, trong khi tập trung phần lớn vào sử dụng năng lượng thủy điện.

Đây là sự kiện được cho là nhằm củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: Yonhap.
Đây là sự kiện được cho là nhằm củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: Yonhap.

Bình Nhưỡng đã hứng chịu các lệnh trừng phạt mới, nghiêm khắc hơn của LHQ sau vụ thử hạt nhân lần thứ 4 hồi tháng 1 và vụ phóng tên lửa tầm xa nhằm đưa một vật thể vào quỹ đạo hồi tháng 2 vừa qua, bất chấp các nghị quyết trừng phạt của HĐBA.

Sau đó, Triều Tiên tiếp tục tiến hành các hoạt động hạt nhân, phát triển tên lửa và khẳng định đã thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.

Ông Kim Jong-un cũng tuyên bố Triều Tiên sẽ tiếp tục chế tạo và phóng vệ tinh, điều mà Mỹ và Hàn Quốc xem là vỏ bọc cho các vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa.

Theo các nhà phân tích, nếu các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nhằm vào Bình Nhưỡng trong một thời gian dài, nền kinh tế của quốc gia Đông Bắc Á này khó có thể phục hồi do thiếu nguồn thu ngoại tệ và nhu yếu phẩm.

Lan Hạ

(Theo Yonhap)

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?