Tại sao Đức khắt khe về súng vẫn để xảy ra thảm họa Munich

(Baonghean.vn) - Đức là 1 trong số các nước khắt khe nhất về việc sử dụng súng trên thế giới. Tuy nhiên, phía cảnh sát nước này cho biết hung thủ gây ra vụ xả súng kinh hoàng tại Trung tâm mua sắm Olympia, Munich tối ngày 22/7 đã mang theo 300 viên đạn trong ba lô của mình cùng 1 khẩu súng lục mà không có giấy phép. Điều này dấy lên những lo ngại đối với 1 đất nước đã áp dụng hầu hết các biện pháp quản lý chặt chẽ nhất có thể như Đức.

Các khẩu súng được phép mua bán tại 1 cửa hàng ở Bremen, Đức. Ảnh: Getty Images.
Các khẩu súng được phép mua bán tại 1 cửa hàng ở Bremen, Đức. Ảnh: Getty Images.

Sau 2 vụ nổ súng kinh hoàng diễn ra tại trường học vào năm 2002 và 2009, chính phủ Đức đã thông qua 1 đạo luật khắt khe hơn về việc sở hữu súng đạn. Người mua nếu dưới 25 tuổi phải vượt qua một kỳ thi tâm lý trước đó để được sở hữu vũ khí tại Đức.

Về mặt lý thuyết, đạo luật này sẽ khiến thảm họa Munich không thể xảy ra khi mà kẻ tấn công mới chỉ 18 tuổi và đã phải trải qua 1 khóa điều trị về tâm thần.

Tuy nhiên, ông Nils Duquet, chuyên gia vũ khí ở Viện Hòa Bình Flemish, Bỉ cho biết "Đức có 1 hệ thống chặt chẽ để 1 người có thể sở hữu súng hợp pháp, nhưng vũ khí bất hợp pháp đang đặt ra một vấn đề lớn đối với quốc gia này". Theo ông Duquet, có hàng triệu vũ khí bất hợp pháp đang tồn tại ở châu Âu.

Ông Duquet nhấn mạnh việc sở hữu một khẩu súng lục tại châu Âu không quá khó. "Nếu bạn muốn mua một khẩu súng bất hợp pháp ở châu Âu, điều quan trọng là cần biết chỗ mua bán. Tại châu Âu hiện nay, có rất nhiều điểm nóng như vậy, và đó là những gì đáng lo ngại." ông Duquet cho biết.

Thị trấn Schengen, thị trấn nhỏ nằm giáp biên giới giữa Đức và Pháp, là 1 nơi gần vùng chiến sự hiện tại, và là địa điểm thường xuyên diễn ra các vụ giao thương vũ khí bất hợp pháp, ông Duquet cho biết thêm.

Bên cạnh đó, số lượng súng bất hợp pháp được vận chuyển từ Đông Âu sang Tây Âu ngày càng gia tăng trong 2 năm qua cũng khiến cho nguy cơ sở hữu súng phi pháp tại các quốc gia Tây Âu lên đến mức báo động.

Ngoài ra, theo ông Philip Boyce, chuyên gia vũ khí và pháp y người Anh, có nhiều cách để biến những khẩu súng trở nên vô dụng để qua mặt lực lượng an ninh. Ông cho biết chỉ cần mất 1 giờ đồng hồ là có thể kích hoạt lại khẩu súng hoạt động bình thường và các quốc gia châu Âu thường chưa tính đến trường hợp này, ngoại trừ Anh.

Vì vậy, ông Boyce và các chuyên gia khác cho rằng việc thiếu các quy định về điều kiện súng có thể được phép mua bán đã khiến nguy cơ tội phạm tăng cao, ngay cả tại nước Đức.

Thanh Hiền

(Theo Independent)

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?