Tên lửa Triều Tiên vừa thử nghiệm có thể bắn tới Bắc Mỹ

Hai tên lửa Triều Tiên phóng thử gần đây nhiều khả năng là KN-08, có tầm bắn tối đa 12.000 km, có thể vươn tới các thành phố của Mỹ.

trieu-tien-thu-nghiem-ten-lua-ban-toi-lanh-tho-my

Ảnh vệ tinh về địa điểm diễn ra hai vụ thử tên lửa gần đây. Ảnh: Planet Labs.

Triều Tiên có thể đã thử nghiệm tên lửa xuyên lục địa KN-08 (Hwasong-13) trong hai vụ phóng tên lửa gần đây, Washington Post ngày 26/10 đưa tin. Cả hai vụ thử đều diễn ra ở căn cứ không quân Kusong (phía tây Triều Tiên), thay vì bãi thử tên lửa Musudan ở phía đông nước này.

Ông Jeffrey Lewis, giám đốc dự án tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury (MIIS), cho rằng các vụ thử chứng tỏ Triều Tiên đang tìm cách hoàn thiện công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Ảnh hồng ngoại từ vệ tinh cho thấy dấu hiệu của các vụ thử nghiệm tên lửa cỡ lớn, vượt xa kích thước của tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan.

Vết cháy sém trên mặt đất đánh dấu vị trí luồng khí xả tên lửa. Dấu vết của vụ phóng thử đầu tiên hôm 15/10 có kích thước lớn, cho thấy quả tên lửa gặp phải sự cố nghiêm trọng, thậm chí là phát nổ ngay trên bệ phóng. Vết cháy của vụ thử hai hôm 19/10 nhỏ hơn, có khả năng tên lửa đã rời bệ phóng và lấy độ cao trước khi bị phá hủy.

Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ (StratCom) nhận định đây đều là các vụ thử tên lửa Musudan. Tuy nhiên, ông Lewis cho biết StratCom từng xác định sai những lần thử nghiệm của Triều Tiên trong tháng 9. Họ khẳng định đó là các tên lửa Rodong và Musudan. Trên thực tế, cả 3 vụ thử đều sử dụng phiên bản nâng cấp của tên lửa Scud.

Bình Nhưỡng đặt mục tiêu sản xuất được các loại ICBM có khả năng bắn tới lục địa Mỹ. Tên lửa đạn đạo KN-08 được cho là có tầm bắn 1.500 - 6.000 km hoặc 3.000-12.000 km tùy vào loại động cơ đẩy, có thể bắn tới lục địa Bắc Mỹ. Tên lửa mang được đầu đạn hạt nhân với trọng lượng 500-700 kg.

Dù gặp rất nhiều trở ngại, Bình Nhưỡng đã đạt được nhiều thành quả trong quá trình nghiên cứu tên lửa đạn đạo. Các chuyên gia quân sự tin rằng Triều Tiên có thể biên chế bệ phóng ICBM đầu tiên trong vòng 5 năm tới.

Theo VNE

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?