Chính trường Mỹ chia rẽ vì Nga

Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ đang lập “phòng chiến tranh” để chuẩn bị cho những trận chiến chính trị sắp tới với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Những tranh cãi xung quanh cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ chắc chắn tiếp tục phủ bóng quan hệ giữa Tổng thống đắc cử Donald Trump và nhiều nghị sĩ Đảng Cộng hòa (GOP) sau khi ông nhậm chức ngày 20-1 tới.

Khoét sâu rạn nứt

Tỉ phú Trump cho đến giờ vẫn bảo vệ Moscow. Ông thậm chí còn lên Twitter để ủng hộ tuyên bố của nhà sáng lập trang WikiLeaks - ông Julian Assange, theo đó Nga không phải là nguồn cung cấp những email bị đánh cắp của Đảng Dân chủ Mỹ.

Ông Daniel Vajdich, một nhà nghiên cứu tại Hội đồng Atlantic (Mỹ), nhận định việc ông Trump bất ngờ đứng về phía Assange là đòn phản công nhằm vào Đảng Dân chủ. Ngoài ra, đây có lẽ còn là bước đi nhằm “đánh phủ đầu” đối phương sau khi có thông tin Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (NDC) bắt đầu tuyển mộ một số nhân vật từng tham gia chiến dịch tranh cử của bà Clinton.

Theo trang The Hill, NDC đang lập cái gọi là “phòng chiến tranh” để chuẩn bị cho những trận chiến chính trị sắp tới. Những ưu tiên hàng đầu của NDC là thúc ép quốc hội điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ cũng như ngăn GOP bãi bỏ đạo luật chăm sóc sức khỏe vừa túi tiền (còn gọi là ObamaCare), “soi” chuyện bổ nhiệm nhân sự và những xung đột lợi ích liên quan đến việc kinh doanh của ông Trump.

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và phu nhân tại câu lạc bộ Mar-a-lago ở Palm Beach, bang Florida đêm giao thừa 31-12-2016 Ảnh: REUTERS
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và phu nhân tại câu lạc bộ Mar-a-lago ở Palm Beach, bang Florida đêm giao thừa 31-12-2016 Ảnh: REUTERS

Trái với ông Trump, thái độ của nhiều nghị sĩ GOP đối với ông chủ WikiLeaks không thân thiện chút nào. Theo trang The Hill, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan và các nghị sĩ hàng đầu khác đã gọi ông Assange là kẻ thù của nước Mỹ. Thượng nghị sĩ Tom Cotton nói với đài MSNBC rằng ông tin vào cộng đồng tình báo Mỹ hơn là những người như Assange. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham khuyến cáo người Mỹ không nên để Assange lừa.

Chính trường Mỹ chắc chắn sẽ thêm ồn ào sau khi báo cáo tình báo chi tiết về vụ việc lần lượt được trình lên Tổng thống Barack Obama ngày 5-1 và ông Trump một ngày sau đó (giờ địa phương).

“Bằng chứng thuyết phục”

Một số nguồn tin nói với Reuters rằng các cơ quan tình báo Mỹ đã thu thập được “bằng chứng thuyết phục” cho thấy Nga cung cấp email bị đánh cắp từ NDC cho WikiLeaks thông qua bên thứ ba.

Gần 1 tháng trước ngày bầu cử 8-11-2016, các quan chức Mỹ đã kết luận Nga ra lệnh tiến hành vụ tấn công mạng nêu trên. Tuy nhiên, những thông tin tình báo thu thập được sau bầu cử mới giúp chính quyền ông Obama chắc chắn hơn về “vai trò đầy đủ” của Moscow trong vụ tấn công và rò rỉ tài liệu. Chính điều này đã dẫn đến việc ông Obama hôm 29-12-2016 áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga để đáp trả.

Đài NPR tiết lộ chính quyền ông Obama sẽ công bố phiên bản công khai của báo cáo tình báo về vụ việc vào đầu tuần sau. Trong lúc chờ nội dung báo cáo, quốc hội mới của Mỹ cũng bắt đầu có động thái điều tra riêng. Theo tờ Financial Review (Úc), các quan chức tình báo cấp cao Mỹ ra điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ ngày 5-1, trả lời những chất vấn liên quan đến đánh giá của họ rằng Nga đã can thiệp bầu cử Mỹ để giúp ông Trump chiến thắng.

Một nội dung quan trọng khác là thảo luận biện pháp đối phó với nguy cơ tấn công mạng đang đe dọa nước Mỹ. Chưa hết, 5 thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ hôm 4-1 còn đề xuất dự luật kêu gọi lập một ủy ban độc lập để điều tra vụ việc.

Không chịu ngồi yên, ông Trump đang cùng các cố vấn hàng đầu lên kế hoạch tái cấu trúc Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia - cơ quan bị ông cho là có bộ máy ngày càng phình to và bị chính trị hóa. Kế hoạch cải tổ Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) cũng đang được ông Trump cân nhắc, theo đó giảm bớt nhân sự tại trụ sở cơ quan ở bang Virginia và bổ nhiệm thêm nhân viên tình báo vào các vị trí khắp thế giới.

Theo tờ The Wall Street Journal, đây là bước đi không gây nhiều ngạc nhiên vì ông Trump trong những tháng qua đã vài lần bày tỏ sự nghi ngờ đối với năng lực của các cơ quan tình báo Mỹ khi đề cập cáo buộc Nga cho người xâm nhập và đánh cắp email của Đảng Dân chủ.

Theo Người lao động

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?