'Kỳ đà cản mũi' James Comey sẽ còn tiếp tục làm dậy sóng chính trường Mỹ?

(Baonghean) - Tại nhiệm chưa đầy 4 năm, nhưng cựu Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) James Comey đã để lại rất nhiều dấu ấn trên chính trường Mỹ, với những lần đối đầu Tổng thống hay các quan chức chính phủ khác.

Với bản tính cứng rắn và luôn giữ nguyên tắc trong công việc, ông Comey còn bị gán cho biệt danh 'Kỳ đà cản mũi'.

Nhiệm kỳ dang dở

Sau khi bị Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ sa thải, cựu Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) bất đắc dĩ đã trở thành tâm điểm của truyền thông. Bất ngờ đến nỗi, ông Comey chỉ biết thông tin qua vô tuyến và nghĩ đó là một trò đùa. Người ta bắt đầu lục lại chặng đường ông Comey đến với FBI và cố gắng lý giải tại sao ông lại bị “hất cẳng” một cách tàn nhẫn như vậy.

Cựu Giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) James Comey và nhiệm kỳ dang dở nhiều sóng gió. (Nguồn: CNN)
Cựu Giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) James Comey và nhiệm kỳ dang dở nhiều sóng gió. (Nguồn: CNN)

Ông James Comey tên đầy đủ là James Brien “Jim” Comey Jr. sinh ngày 14/12/1960 tại thành phố Yonker, quận Westchester, tiểu bang New York, Mỹ. Sau khi lấy bằng tiến sĩ Luật Trường Đại học Chicago, ông Comey hành nghề luật sư tại New York đến cuối năm 2003.

Sau đó, từ đầu năm 2004, ông Comey đầu quân vào ngành Tư pháp Mỹ với vai trò Thứ trưởng Bộ Tư pháp - quan chức cấp cao thứ 2 tại Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời cựu Tổng thống George Bush. Cũng trong năm 2004, ông bắt đầu trở nên nổi tiếng khi từ chối thông qua một số lĩnh vực của chương trình do thám nội địa do Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) thực hiện.

Tuy nhiên, đến tháng 5/2005, ông Comey đã rời khỏi hệ thống tư pháp Mỹ trở thành Tổng Tư vấn và Phó Chủ tịch cấp cao của hãng vũ khí Lockheed Martin. Năm 2010, ông Comey trở thành Tổng Tư vấn tại Bridgewater Associates có trụ sở tại Westport, Connecticut.

Chưa dừng lại, đến đầu năm 2013, ông Comey rời Bridgewater để hoạt động trong Học viện Nghiên cứu Cao cấp và là thành viên của Hertog về Luật An ninh Quốc gia tại Trường Luật Columbia ở New York. Cho đến tháng 7/2013, Thượng viện Mỹ đã thông qua việc bổ nhiệm ông làm Giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ. Ngày 4/9/2013, ông chính thức được cựu Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào vị trí quyền lực này. Đến ngày 9/5 vừa qua, nhiệm kỳ Giám đốc FBI của ông Comey đã khép lại một cách dở dang. Nếu không bị sa thải, nhiệm kỳ của ông Comey sẽ kéo dài 10 năm - đến năm 2023.

Nguyên tắc hay đối đầu?

Dư luận hẳn vẫn còn nhớ, ông James Comey từng được cho là đã góp phần gây nên thất bại của ứng cử viên Tổng thống Hillary Clinton hồi năm ngoái. Hồi tháng 10/2016 khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ còn tính bằng ngày, chính ông Comey đã thông báo cho Quốc hội Mỹ về việc FBI mở lại cuộc điều tra về việc bà Clinton dùng email cá nhân để xử lý công việc khi còn là Ngoại trưởng Mỹ.

Cựu Tổng thống Obama khi đó đã lên tiếng chỉ trích quyết định này của Giám đốc FBI, trong khi đảng Dân chủ nghi ngờ rằng, ông Comey đã cố tình có những động thái làm lợi cho ông Trump. Dư luận sau đó đã không thắc mắc nhiều khi Tổng thống đắc cử Donald Trump quyết định giữ nguyên vị trí Giám đốc FBI cho ông Comey - vị trí được Chính phủ tiền nhiệm Barack Obama chỉ định. Còn nhớ trong buổi phát biểu nhậm chức, Tổng thống Trump còn nói đùa rằng, ông Comey còn nổi tiếng hơn cả Tổng thống đắc cử - ám chỉ đến vụ điều tra ứng viên Clinton.

Cựu Giám đốc FBI James Comey và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã
Cựu Giám đốc FBI James Comey và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã "đường ai nấy đi" sau nhiều bất đồng gây tranh cãi. (Nguồn: Getty)

Mặc dù chưa rõ ông Comey vô tình hay hữu ý “hạ điểm” người đã giúp mình, nhưng Tổng thống Donald Trump có lẽ đã tin rằng, Giám đốc FBI đã quyết tâm đứng về chính quyền mới. Nhưng chỉ vài tháng sau, những gì ông Comey thể hiện đã chứng minh điều ngược lại! Nhìn lại các phiên điều trần hồi tháng 3, ông Comey đã từ chối ủng hộ các tuyên bố của ông Trump cho rằng, ông bị cựu Tổng thống Barack Obama nghe lén. Tiếp đó, ông cũng lần đầu tiên thừa nhận FBI đang điều tra việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ và kiên định với mục tiêu này cho đến khi bị bất ngờ sa thải. 

Thực tế, giới quan sát đã nhìn rõ bản tính ông James Comey, đó là một người thẳng thắn và không ngại va chạm với bất cứ ai. Điển hình như sự việc năm 2004 khi ông còn giữ vị trí Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông đã ngăn cản thành công Cố vấn Nhà Trắng và Chánh văn phòng Nhà Trắng của Tổng thống Bush ép Bộ trưởng Tư pháp lúc đó là Ashcroft ký giấy ủy quyền một chương trình gây tranh cãi ngay trên giường bệnh, theo đó, cho phép các đặc vụ liên bang được nghe lén các cuộc nói chuyện qua điện thoại mà không cần giấy phép. Bởi thế, việc tuyên chiến với bà Clinton và ngay sau đó làm Tổng thống Trump khó chịu, là điều không khó hiểu với bản tính của ông Comey.

Nạn nhân bất đắc dĩ

Việc ông Comey công khai tuyên bố FBI đang điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ hồi năm ngoái cũng như mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump với Nga, đã khiến Tổng thống Trump bực dọc.

Quyết định của ông Trump đã khiến người ta nhớ đến vụ bê bối Watergate, khi cựu Tổng thống Richard Nixon sa thải Archibald Cox - công tố viên đặc biệt chịu trách nhiệm điều tra vụ đột nhập văn phòng Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ bên trong tòa nhà Watergate ngày 17/6/1972. Các nghị sỹ đảng Dân chủ ngay lập tức bình luận rằng, quyết định của Tổng thống Trump đang khiến hệ thống pháp lý bị đe dọa nghiêm trọng. Trong khi đó các luật sư thì bình luận, đây là một hành vi lạm dụng quyền lực của Tổng thống.

Đáng chú ý là lý giải cho quyết định của mình, ông Trump lại viện dẫn lý do là ông Comey đã hành xử không đúng trong vụ điều tra bê bối email của bà Clinton - chính yếu tố đã góp phần làm nên chiến thắng của ông hồi năm ngoái.

Theo một số ý kiến, ông Trump đang cố gắng chặn các cuộc điều tra của FBI liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, mà được cho là có liên quan đến Tổng thống Trump. Bởi vậy, dư luận đặc biệt quan tâm một khi ông Comey bị sa thải, người kế nhiệm vị trí Giám đốc FBI có tiếp tục nhiệm vụ của người tiền nhiệm hay không. 

Chưa biết Tổng thống Donald Trump sẽ kiện toàn vị trí quan trọng này bằng nhân vật nào, chỉ biết rằng, một lần nữa ông lại đang khiến chính trường Mỹ dậy sóng. Trong khi đó về phần mình, ông James Comey ngay sau khi bị sa thải đã nhận được lời mời điều tra Chính phủ Mỹ của nhà sáng lập WikiLeaks - ông Julian Assange. Với bản tính mạnh mẽ và thẳng thắn của ông James Comey, không ai biết sẽ có chuyện gì sẽ xảy ra!

Khang Duy

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?