Nóng: Khủng bố Hồi giáo IS đối đầu với Tổng thống Philippines Duterte

Tình hình an ninh ở Philippines đang rất đáng lo ngại với việc phiến quân Hồi giáo IS bao vây cả một thành phố, thách thức Tổng thống cá tính Duterte.

Tin tức mới nhất cho hay, lực lượng Hồi giáo cực đoan đã bắt cóc một giáo sĩ Công giáo và hơn chục tín đồ Kitô giáo trong lúc bao vây nguyên cả một thành phố 200.000 dân ở miền nam Philippines – thành phố Marawi.

Quan chức địa phương hôm 24/5 cho biết, tại một vài vị trí trong thành phố, lực lượng này đã cắm các lá cờ đen của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng khét tiếng.

Pháo binh của quân đội Philippines. Ảnh: SunStar.
Pháo binh của quân đội Philippines. Ảnh: SunStar.

Đáp lại, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã cho thiết quân luật trong 60 ngày trên toàn bộ khu vực Mindanao vốn bất ổn bấy lâu nay và đe dọa sẽ thực thi tình trạng quân luật một cách khắc nghiệt.

Bạo lực bùng phát vào đêm 23/5 sau khi quân đội Philippines đột kích vào nơi ẩn náu của tên Isnilon Hapilon, một thủ lĩnh của nhómkhủng bố Hồi giáo Abu Sayyaf chuyên bắt cóc tống tiền.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, hơn 100 tay súng đã phản ứng lại cuộc đột kích trên của quân đội Philippines bằng cách đốt các ngôi nhà và thực hiện đánh lạc hướng.

Nhóm của Isnilon Hapilon đã yêu cầu thêm tiếp viện từ một nhóm đồng minh, là Maute. Khoảng 50 tay súng sau đó đã cố gắng xâm nhập thành phố Marawi.

Bắt giữ người Công giáo để mặc cả với chính phủ

Tổng giám mục Socrates Villegas, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines cho biết các chiến binh Hồi giáo đã dùng vũ lực để xông vào một nhà thờ Kitô giáo ở Marawi và bắt một giáo sĩ, 10 tín đồ cùng 3 nhân viên nhà thờ.

Vị giáo sĩ bị bắt, Cha Chito, cùng những người kia đều không có vai trò nào trong xung đột ở Philippines, theo lời của ông Villegas.

Tổng giám mục nói về Chito: “Ông ấy không phải là chiến binh, không mang vũ khí. Ông ấy chẳng là mối đe dọa đối với bất cứ ai. Việc bắt giữ ông ấy và những người hộ tống là vi phạm mọi chuẩn mực của một cuộc xung đột văn minh”.

Villegas cho biết, yêu sách của các tay súng là chính phủ phải triệt thoát lực lượng quân đội.

Chân dung “lãnh tụ Hồi giáo cực đoan” Philippines

Isnilon Hapilon hiện cũng kiêm nhiệm làm thủ lĩnh của chi nhánh Philippines của tổ chức IS. Giới phân tích an ninh cho biết, Hapilon đang cố gắng thống nhất các nhóm chiến binh Philippines thề trung thành với IS.

Hapilon, một thầy tu Hồi giáo nói tiếng Arab, được biết đến với kinh nghiệm chuyên sâu về tấn công theo kiểu đặc nhiệm. Y đã tuyên thệ trung thành với tổ chức IS vào năm 2014. Y từng bị thương trong một vụ không kích của quân đội Philippines hồi tháng 1.

Quân đội Philippines (cầm súng) áp tải một số phần tử của nhóm Hồi giáo cực đoan Maute. Ảnh: Inquirer.net.
Quân đội Philippines (cầm súng) áp tải một số phần tử của nhóm Hồi giáo cực đoan Maute. Ảnh: Inquirer.net.

 Nhóm Maute là một trong khoảng chục nhóm Hồi giáo vũ trang mới đã cam kết trung thành với IS và hình thành một liên minh lỏng lẻo trong đó Hapilon được phân công làm thủ lĩnh.

Maute bị lên án đã đánh bom làm chết 15 người ở thành phố Davao miền nam Philippines vào tháng 9/2016 cũng như mở một số cuộc tấn công vào các lực lượng chính phủ ở Lanao. Davao chính là quê hương của Tổng thống Duterte.

Gã thủ lĩnh Hapilon nằm trong danh sách các đối tượng khủng bố bị Washington truy nã gắt gao. Mỹ coi Hapilon là một trong các tên khủng bố nguy hiểm nhất thế giới và đã treo giải thưởng tới 5 triệu USD cho ai bắt giữ được y.

Bàn tay sắt của Tổng thống Duterte và quân đội Philippines

Về việc thiết quân luật để đối phó lực lượng Hồi giáo cực đoan, ông Duterte nói: “Tôi cảnh báo các người đừng để tôi phải thọc tay vào vụ này. Tôi phải làm thế để bảo tồn nền cộng hòa”.

Việc thiết quân luật cho phép Tổng thống Duterte huy động quân đội để tiến hành bắt bớ, lục soát và giam giữ một cách nhanh chóng hơn. Ông đã nhiều lần đe dọa sẽ tiến hành thiết quân luật ở miền nam Philippines, nơi diễn ra các cuộc nổi dậy ly khai của các phần tử Hồi giáo trong nhiều thập kỷ.

Hiện thông tin về tình hình bên trong thành phố Marawi rất ít do thành phố đông người Hồi giáo này đã bị cắt điện và bao vây đáng kể.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana vào cuối ngày 23/5 có nói rằng ở Marawi hiện không có đèn chiếu sáng và các tay súng bắn tỉa của nhóm Hồi giáo Maute rải khắp nơi.

Bộ trưởng Lorenzana thông báo, hàng chục tay súng phiến quân đang chiếm tòa thị chính, một nhà tù và chúng đã đốt cháy một nhà thờ Công giáo, một trường đại học và vài ngôi nhà. Trong cuộc tấn công này, về phía chính phủ đã có ít nhất 2 binh sĩ quân đội và một cảnh sát thiệt mạng, 12 người khác bị thương.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Eduardo Ano nói với AP qua điện thoại rằng về phía chính phủ, họ đã phong tỏa các lối ra vào chính của thành phố Marawi để ngăn Hapilon trốn thoát.

Tướng Ano nói: “Chúng tôi sẽ thực hiện khám từng nhà và làm mọi việc cần thiết để loại bỏ mối đe dọa ở đó. Chúng tôi có thể làm điều này dễ dàng”. Tuy nhiên ông này cũng lưu ý, trong điều kiện đô thị thì việc này khó hơn một chút do cần phải tránh gây thương vong cho dân thường.

Dựa vào Nga để diệt khủng bố Hồi giáo

Cuối ngày 23/5, ông Duterte đã gặp Tổng thống Nga Putin và cho biết mình đang trông cậy vào Nga cung cấp vũ khí cho Philippines chống chủ nghĩa khủng bố.

Hãng thông tấn Nga TASS dẫn lời ông Duterte nói khi ở Nga: “Dĩ nhiên đất nước chúng tôi cần vũ khí hiện đại, chúng tôi đã đặt hàng với Mỹ nhưng tình hình ở đó không được suôn sẻ lắm. Để chống lại IS, chúng tôi cần vũ khí hiện đại”.

Mặc dù theo đuổi đàm phán hòa bình với 2 nhóm phiến quân Hồi giáo lớn ở miền nam Philippines (một quốc gia mà cộng đồng Kitô giáo chiếm đa số) nhưng ông Duterte đã ra lệnh cho quân đội tiêu diệt các nhóm cực đoan nhỏ hơn đã cố gắng liên kết với tổ chức IS.

Vào tháng trước, binh sĩ Philippines được yểm trợ bởi các cuộc không kích đã tiêu diệt hàng chục tay súng Maute và chiếm được căn cứ của chúng trong rừng rậm.

Quân đội Philippines cho biết, họ tìm thấy bom và lựu đạn tự chế, quân phục và hộ chiếu của các những kẻ nghi là chiến binh Indonesia./.

Theo VOV

tin mới

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.