Khi nào Triều Tiên mới chấp nhận đàm phán với Mỹ?

Theo một viện nghiên cứu của Hàn Quốc, Triều Tiên chỉ đàm phán với Mỹ khi làm chủ được công nghệ đưa tên lửa trở lại khí quyển.

Yonhap ngày 21/12 trích dẫn ý kiến nhận định của một cơ quan nhà nước của Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên có khả năng tìm kiếm đối thoại với Mỹ sau khi thử nghiệm thành công công nghệ đưa tên lửa trở lại khí quyển - một yếu tố then chốt trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

khi nao trieu tien moi chap nhan dam phan voi my hinh 1
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vui mừng khi chứng kiến một vụ thử tên lửa thành công. Ành: KCNA

Theo Viện Ngoại giao và An ninh Hàn Quốc, Triều Tiên có thể sẽ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 ít nhất một lần trong năm tới vì Bình Nhưỡng vẫn đang tìm cách hoàn thiện công nghệ để phát triển một tên lửa có gắn đầu đạn hạt nhân đủ khả năng tấn công lục địa Mỹ.

“Nếu Triều Tiên phóng tên lửa theo quỹ đạo chuẩn và công nghệ đưa tên lửa trở lại khí quyển được xác nhận thì có khả năng Triều Tiên sẽ tìm kiếm các cuộc đàm phán về giải trừ quân bị với Mỹ trong tư cách của một quốc gia hạt nhân”, Viện Ngoại giao và An ninh Hàn Quốc cho biết trong dự báo về các vấn đề quốc tế năm 2018.

Triều Tiên hồi cuối tháng 11 vừa qua đã tiến hành thử tên lửa Hwasong-15 với tuyên bố cho rằng loại tên lửa mới này có đủ năng tấn công mọi vị trí trên lãnh thổ Mỹ. Cùng với việc phóng Hwasong-15, Bình Nhưỡng cho biết họ đã hoàn thành “lực lượng hạt nhân quốc gia”.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn tỏ ra hoài nghi về khả năng Triều Tiên đã có thể hoàn toàn làm chủ công nghệ đưa tên lửa trở lại khí quyển, cho phép một đầu đạn chịu được sức nóng và áp lực cực lớn khi đi qua bầu khí quyển của Trái Đất.

Theo Viện Ngoại giao và An ninh Hàn Quốc, Seoul và Washington sẽ không muốn đàm phán giải trừ quân bị với Bình Nhưỡng vì chấp nhận một cuộc đàm phán như vậy cũng đồng nghĩa với việc công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân.

“Nhưng nếu Triều Tiên đi theo con đường hướng tới đàm phán, Hàn Quốc và Mỹ sẽ không thể dễ dàng tránh xa đề nghị đối thoại. Điều này sẽ khiến các đồng minh của họ có suy nghĩ tiêu cực về những việc phải làm”, viện nghiên cứu nhận định./.

Theo VOV

tin mới

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.