Xã Hùng Sơn: Phấn đấu xứng đáng đơn vị đi đầu xây dựng NTM

(Baonghean) - Cuối Giêng, ghé Hùng Sơn, sau cái bắt tay vồn vã của Bí thư Đảng ủy Võ Văn Hiền, câu chuyện đổi mới của một vùng quê được lần giở từng trang. Lần về quá khứ, Hùng Sơn là một vùng quê nghèo. Người làng đặt tên cho làng mình là “Mặc Điền” nghĩa là ruộng mực, mang sự học hành khoa cử thành đạt để xua đi cái đói nghèo. 
Nhưng rồi không phải bằng học hành khoa cử, mà bằng con tim, khối óc, sự cần cù chịu thương chịu khó, cùng với sự năng động sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo, xã Hùng Sơn nay đã trở thành đơn vị dẫn đầu của huyện Anh Sơn - là 1 trong 2 xã sẽ về đích nông thôn mới trong năm 2015.
Bí thư Võ Văn Hiền dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh xã, “chứng thực” về hệ thống đường giao thông đã được cứng hóa theo tiêu chuẩn nông thôn mới. Là một xã vùng núi, địa bàn rộng sao Hùng Sơn lại giải quyết vấn đề giao thông nông thôn sớm, hiệu quả đến vậy? Đồng chí Bí thư “bật mí”: Có thể nói Hùng Sơn là địa phương làm nông thôn mới sớm. Từ 2009, cùng với việc dồn điền đổi thửa đã quy hoạch lại hệ thống đường sá trong xã với hơn 20 km đường liên thôn được quy hoạch cắm mốc. Chưa có kinh phí để làm đường, nhưng lộ giới được xác định. Sau khi có chủ trương làm giao thông nông thôn được Nhà nước hỗ trợ xi măng, chỉ trong một thời gian ngắn 22 km đường liên xóm theo tiêu chuẩn đã được cứng hóa. Có những xóm như xóm 4, hơn 3,4 km đường chạy qua nhưng người dân vẫn vui vẻ góp công góp của, có những hộ tình nguyện góp đến 5,6 triệu đồng. Song song với đó 14 km đường giao thông vùng nguyên liệu, 12 km giao thông nội đồng cũng được xây dựng. 
Giờ chơi ở Trường Mầm non Hùng Sơn.
Giờ chơi ở Trường Mầm non Hùng Sơn.
Bên cạnh xây dựng giao thông, công tác quy hoạch lại sản xuất, dồn điền đổi thửa được đẩy mạnh. Đến nay Hùng Sơn đã hình thành các vùng chuyên canh gồm vùng trồng chè gần 600 ha, vùng trồng lúa hơn 130 ha, vùng trồng ngô 430 ha. Việc dồn điền đổi thửa cũng được đẩy mạnh; từ 5 - 6 thửa /hộ đến nay chỉ còn 1 - 2 thửa. Diện tích tập trung thuận tiện cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Cùng với các chính sách khuyến khích sản xuất đã đưa sản lượng lương thực tăng nhanh đạt 3.054 tấn (2015); bình quân đầu người đạt 750 kg, tăng 180 kg so với năm 2011. Sản lượng lương thực tăng đảm bảo an ninh lương thực để cho bà con tập trung vào cây “làm giàu”. 
Chúng tôi cùng Bí thư Đảng ủy xã vào “mục sở thị” vùng chuyên canh cây chè. Những quả đồi như bát úp, phủ kín một màu xanh mướt mát của lứa chè đầu năm. Theo Bí thư Hiền, cây chè mới thực sự là cây “đổi đời” của người nông dân Hùng Sơn. Năm 2015 toàn xã chỉ mới có 1,5 ha của những cán bộ đi tiên phong thử nghiệm, đến nay toàn xã đã có hơn 500 ha chè kinh doanh. Với 600 hộ chè (chiếm 80% số dân trong xã). Tính hiệu quả kinh tế thì cứ 2 tấn chè búp tươi bằng 1 tấn thóc. Chỉ cần dăm sào chè 1 lứa thu hoạch đã có 2 tấn búp. Mỗi năm thu hoạch ít nhất 6 lứa, hiệu quả cao hơn rất nhiều lần trồng lúa. Sản lượng chè búp năm 2014 toàn xã đạt 4.500 tấn.
Xác định chè là cây kinh tế số 1, hàng năm kỹ thuật trồng, giống chè và các biện pháp kỹ thuật không ngừng được áp dụng vào để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của cây chè. Công nghiệp chế biến chè cũng được đẩy mạnh. Nhà máy chế biến chè Hùng Sơn đã được Công ty ĐTPT chè Nghệ An xây dựng ngay trên địa bàn thiết thực giải quyết đầu ra sản phẩm cây chè cho bà con. Mới đây xã đã xây dựng thương hiệu làng nghề chế biến chè sạch “Mặc Điền” mà sản phẩm đang được quan tâm. Trong một tương lai gần, xã đang quyết tâm xây dựng một làng nghề là điểm đến du lịch thu hút du khách, tăng giá trị của cây chè. Khách có thể tham quan vùng trồng chè, chế biến chè theo phương pháp thủ công và cuối cùng là thương hiệu hương vị chè rất riêng của Hùng Sơn. 
Chế biến chè ở Nhà máy chè Hùng Sơn (Anh Sơn).
Chế biến chè ở Nhà máy chè Hùng Sơn (Anh Sơn).
Không chỉ tập trung vào mũi nhọn là cây chè, mà các loại cây trồng khác như mía, ngô, lúa… và chăn nuôi cũng được Hùng Sơn chú trọng phát triển. Sản lượng sản xuất của xã tăng liên tục qua hàng năm; tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 đạt 76,5 tỷ đồng tăng 17,69 tỷ đồng so với năm 2011. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 18,3 triệu đồng năm 2011 lên 31,3 triệu đồng năm 2014. Và mục tiêu năm cuối của nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ xã 2015- 2020, Hùng Sơn phấn đấu đạt 61,4 triệu đồng/người, gấp đôi hiện nay. 
Cùng với phát triển kinh tế, các hoạt động văn hóa - xã hội ở Hùng Sơn đều đạt kết quả đáng ghi nhận: Toàn xã có 3 xóm được công nhận xóm văn hóa, xã đạt chuẩn y tế giai đoạn 2, hoàn thành việc phổ cập tiểu học, trung học cơ sở một cách vững chắc. 2/3 trường đạt chuẩn quốc gia. Xã đã hoàn thành 15/19 tiêu chí nông thôn mới v.v… Trao đổi về hướng phát triển của địa phương, Bí thư Đảng ủy Võ Văn Hiền cho biết, nhiệm kỳ tới Hùng Sơn phấn đấu đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp; phấn đấu tưới cho 70% diện tích cây trồng (chủ yếu là cây chè), tăng chất lượng chè để nâng cao giá trị của sản phẩm. Xây dựng làng nghề chế biến chè sạch để thu hút du lịch. Đổi mới trong công nghệ chế biến sản phẩm nông nghiệp... nhằm tăng thu nhập, cải thiện môi trường văn hóa xã hội ở địa phương để xây dựng Hùng Sơn thành một xã nông thôn mới kiểu mẫu. 
Với những gì địa phương đã làm được và từ quyết tâm mới, tin rằng dự định của Đảng bộ, nhân dân xã Hùng Sơn sẽ trở thành hiện thực. 
Anh Tuấn

tin mới

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 6/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024”, với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

(Baonghean.vn) - Thực hiện Công văn số 1064/BHXH-TT ngày 22/4/2024 của BHXH Việt Nam về việc truyền thông nhân Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân, sáng 6/5, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức 'Lễ phát động ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024'.

Điện Biên

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng'

(Baonghean.vn) - Tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với Cục Chính trị, Quân khu 4 tổ chức triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đến tham quan và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.