Sao lại đòi bỏ Tết cổ truyền?

(Baonghean.vn) - Nếu như sự ồn ào đòi xóa bỏ loa phường đang ồn ào trên mạng và bàn tán ở vỉa hè vừa qua, thì ý kiến 'bỏ Tết Ta theo Tết Tây' lại đang được một vài vị giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia kinh tế đề xướng.

Tuy số người hùa theo không nhiều nhưng họ lại "lái" câu chuyện theo một hướng khác. Số này cứ một hai trên mạng xã hội rằng Tết Âm lịch tuy có từ rất lâu đời ở ta nhưng có nguồn gốc từ  bên  Trung Hoa. Do đó bỏ tập tục cổ truyền này cũng là một cách "thoát Trung" (?)!

Không như số người hùa theo, các vị đề xướng cho rằng, Tết Cổ truyền (Tết Ta, Tết Âm lịch)  gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến thái độ, năng suất làm việc của người lao động; tai tệ nạn xã hội (cờ bạc, say rượu gây rối trật tự công cộng, tai nạn giao thông...) phát sinh hơn bình thường. Đặc biệt là sự lãng phí thời gian do nghỉ nhiều ngày, lệch pha với thời gian làm việc người nước ngoài nên không phù hợp với tiến trình  hội nhập.

Tết Nguyên đán là dịp thể hiện đạo lý người Việt, uống nước nhớ nguồn, gia đình đoàn tụ hạnh phúc...(ảnh minh họa)
Tết Nguyên đán là dịp thể hiện đạo lý người Việt, uống nước nhớ nguồn, gia đình đoàn tụ hạnh phúc...(ảnh minh họa)

Xét về góc độ kinh tế, ý tưởng của các vị đề xướng "bỏ Tết Ta" không phải là không có cơ sở. Những năm gần đây, Tết Cổ truyền người lao động được nghỉ đến gần cả chục ngày. Thậm chí có không ít cán bộ công chức mãi hết ngày rằm tháng giêng mới  thực sự bước vào làm việc. Còn các lễ hội (cả nước có hơn 800 lễ hội) thì gần như triền miên cho đến hết tháng 3 Âm lịch. Điều đó cũng gây khó khăn khi người nước ngoài cần tiếc xúc, giao dịch bàn chuyện làm ăn.

Một số ý kiến còn cho rằng sở dĩ Nhật Bản kinh tế phát triển được như hôm nay là nhờ bỏ Tết Âm lịch từ hơn một trăm năm nay. Nhân nói điều này, mới đây, trao đổi với một vài tờ báo ở Việt Nam, Công sứ Nhật Bản Hideo Suzuki cho rằng, nhiều người Nhật hiện nay cảm thấy rất tiếc vì bỏ Tết Âm lịch. Bây giờ số người này mới cảm nhận được lễ hội đón Tết Nguyên đán chính là một di sản văn hóa - một dạng “quyền lực mềm” có thể giúp kết nối cộng đồng.

Trở lại chuyện Tết Cổ truyền ở ta. Tết Âm lịch đã có hàng ngàn năm nay, với người Việt. Đây là dịp mọi người trong gia đình, trong gia tộc... sum họp, cội nguồn là lúc cộng đồng biểu thị sự đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt. Không chỉ có thế, Tết Cổ truyền lại trúng vào dịp thời gian chuyển mùa từ Đông sang Xuân nên các loại hoa biểu tượng cho hạnh phúc, ấm no, tươi trẻ như đào, mai...đua nở. Quả thật Tết Cổ truyền còn là dịp giao hòa giữa giữa thiên nhiên, đất trời với con người, giữa con cháu với tổ tiên; giữa người sống với người chết.

Nói thế không có nghĩa là chúng ta không cần khắc phục những hạn chế, những tiêu cực thường xảy ra trong dịp Tết Cổ truyền. Và cũng không vì nhưng hạn chế đó mà chúng ta bỏ Tết Âm lịch.

Ta thử hình dung xem điều gì sẽ xảy ra nếu Tết Âm chuyển sang Tết Dương?

Việt Long

tin mới

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.