Duyên nợ ca trù

(Baonghean) - Làng Diễn Yên (Kẻ Lứ) vốn nằm ở phía Bắc huyện Diễn Châu, từ hàng trăm năm nay đã được biết đến như là mảnh đất của ca trù xứ Nghệ. Trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử, từ thời vàng son cho đến khi ca trù chỉ như là “một cổ vật”, “cần được bảo tồn khẩn cấp” thì nơi đây vẫn còn sót lại giọng hát đào nương. Chính vì thế, khi cô Mai Thị Hạnh (SN 1962) và chú Nguyễn Văn Thành (SN 1955) - Câu lạc bộ ca trù Diễn Châu, được giới thiệu là một đôi vợ chồng nghệ nhân ca trù, vợ ca nương, chồng đàn đáy đang sống ở đây, chúng tôi cứ nghĩ rằng đó là lớp hậu thế của bậc tiền nhân xưa.

Nhưng hóa ra không phải vậy, đào nương Mai Thị Hạnh quê gốc ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, còn kép đàn Nguyễn Văn Thành thì lại ở ngoài Quỳnh Lưu. Tình cờ gặp nhau, nên vợ nên chồng khi cùng công tác ở ga Yên Lý. Cưới nhau về rồi mới biết “tài” nhau, vợ là cây văn nghệ hát dân ca đi biểu diễn khắp nơi trong ngành Đường sắt, chồng là tay đàn organ. “Hồi ấy toàn đi hát dân ca, hát nhạc đỏ chứ chả bao giờ nghĩ có ngày mình đi hát ca trù. Thậm chí còn không thích. Nhưng rồi trong một lần được xem hát ca trù trực tiếp, thì bỗng nhiên thích tiếng phách. Thích quá mà học hát ca trù. Đến khi hát được rồi thì mê, không bỏ được và về nhà… rủ chồng theo”, đào nương Hạnh vui vẻ kể lại cơ duyên đến với ca trù.

Vợ chồng nghệ nhân Mai Thị Hạnh và Nguyễn Văn Thành.

Nói đơn giản thế, nhưng học được ca trù cũng là một chặng đường dài. Có nhiều người hát hay đấy, giọng ca trong lắm, tha thiết lắm, nhưng vẫn đành “bất lực” trước ca trù. Bởi người đào nương không chỉ hát, mà tay còn phải phách cho đúng nhịp, khớp với đàn, với trống, thì hát mới vào. Đam mê, yêu thích ca hát từ nhỏ, cũng gọi là có chút năng khiếu trời cho, cô Hạnh “hát đủ loại nhạc” nhưng mãi tới khi tuổi đã xấp xỉ 40, cô mới ngập ngừng thử sức với ca trù. Thấy ca trù cứ rặt những “ư hự” lúc đầu cô cũng… ngán. Nhưng bởi tiếng phách mê hoặc, cứ văng vẳng bên tai, cô quyết tâm học phách, chỉ học cho biết đánh phách thôi, chứ không học hát. Thế rồi, tay phách thì miệng lẩm nhẩm hát theo, nên chẳng biết tự bao giờ, cái hồn ca trù ngấm vào máu thịt. Năm 2004, cô Hạnh tham gia vào CLB ca trù Diễn Châu - nơi tập hợp những người yêu thích ca trù trong huyện, được cùng hát, cùng tập luyện với những ca nương khác, hoặc những người cao tuổi, gia đình có truyền thống ca trù lâu đời, kỹ thuật hát ngày một trau dồi thêm.

Bắt đầu là hát xẩm, hát ru, cô vẫn nhớ bài đầu tiên mình biết hát trọn vẹn là bài hát xẩm huê tình “Đôi dòng”. Sau đó khó hơn là hát nói, hát cửa đình, hát 36 giọng... khi dồn khi rải một cách thuần thục. Đối với cô, đến với ca trù lúc này lại như một sự đúng lúc, khi người phụ nữ đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, bao nhiêu đổi thay của chính mình, tâm hồn trở nên đằm thắm hơn, lắng đọng hơn. Và, cô đã cảm nhận bằng cả tâm hồn từ trong ca trù những giá trị sâu sắc. Đó không chỉ là một loại nhạc nữa, mà là lịch sử, là truyền thống, là lời lẽ ông cha. Lúc người ta cất lên giọng hát, bằng cả tình yêu, bằng sự nhập tâm thì đó là lúc “có muốn bỏ cũng không thể nào từ bỏ nổi”.

Những lần cô Hạnh đi sinh hoạt, biểu diễn với CLB, chú Nguyễn Văn Thành đều đưa đón cô đi. Thấy vợ ngày một đam mê với thể loại âm nhạc truyền thống này, chú cũng “ảnh hưởng” theo. Bản thân cũng có chút tài năng với các nhạc cụ, từ trước đó vẫn ôm đàn organ đi đánh ở đám cưới kiếm thêm thu nhập cho gia đình, nay chú Thành thử tập thêm đàn đáy. Lúc đầu cũng chưa dám nói với ai, chỉ vợ chồng trong nhà biết với nhau, cả hai cùng lên mạng, đọc tài liệu, nghe người ta đàn như thế nào, rồi bắt chước học theo. Vậy mà lại đàn hay. Dường như cũng là cái duyên trời sinh cho một cặp vợ chồng, khi vợ bén duyên với ca trù, thì chồng lại học được đàn đáy, để cùng nhau “phụ xướng phu tùy”. Cho đến bây giờ, Nguyễn Văn Thành đã trở thành kép đàn chơi chắc tay của CLB ca trù Diễn Châu.

Ca trù vốn kén người nghe, khó để mà tìm được khán giả, nên mỗi lần có dịp biểu diễn, các nghệ nhân của CLB đều cố gắng để lại ấn tượng, lay động cảm xúc của họ, dù tiền bồi dưỡng có lúc không đủ tiền xăng xe đi lại. Đối với những ca nương, đàn kép như vợ chồng cô Mai Thị Hạnh – Nguyễn Văn Thành cũng thế, không tiếc thời gian, công sức cho ca trù. Ngày còn chưa về hưu, trong những lần biểu diễn văn nghệ ở cơ quan, cặp vợ chồng này lại cài thêm một tiết mục ca trù vào. Cô Mai Thị Hạnh khoe: “Có lần, giao lưu ngành Đường sắt từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, tôi cũng tham gia một bài ca trù, để cho họ biết ca trù của xứ Nghệ, hôm đó, ai cũng khen hay và đặc biệt”. Còn bây giờ, mỗi dịp Xuân về, cô chú lại đi hát mừng thọ các cụ, hát trong các dịp tế họ trong làng. Cô Hạnh còn chia sẻ ý định truyền nghề cho con dâu khi thấy trong lễ cưới, bố mẹ cô dâu cũng lên hát một bài ca trù và “gia đình bên ấy có khoảng 5, 6 người hát được ca trù, nên biết đâu con bé lại học thành, tôi lại đào tạo được thêm 1 ca nương cho CLB”.

Đào nương Mai Thị Hạnh biểu diễn bài “Đại thạch” trong Liên hoan ca trù toàn quốc 2011 (ảnh nhân vật cung cấp).

Trong lần tham gia Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2011 tại Hà Nội, cô Mai Thị Hạnh đã nhận giải nhất với tiết mục múa hát “Đại thạch”. Còn trong dịp tập huấn tháng 10/2012 tại Nhạc viện Hà Nội, đàn kép Nguyễn Văn Thành cũng được chọn đi, chỉ trong 10 ngày ngắn ngủi đã học đánh được luôn 3 bài 36 giọng, một điều mà ít ai làm được vì rất khó, rất dài, chuyển điệu nhanh. Những lần ấy, một phần là tự hào riêng cho bản thân, nhưng cũng là tạo tiếng vang, chỗ đứng nhất định cho ca trù xứ Nghệ, gìn giữ phát huy giá trị văn hóa đặc sắc cho quê hương.

“Chúng tôi đi hát, đi biểu diễn là vì đam mê. Nhiều khi bỏ công việc để đi chứ không phải coi như cái nghề để kiếm tiền. Các anh chị em trong CLB ai cũng tâm huyết cả, nhất là thầy Nguyên sáng lập ra CLB ngày xưa, rồi bác Thưởng bây giờ, am hiểu và lo lắng cho ca trù lắm… Ca trù là một di sản của ông cha để lại, vì thế, chúng tôi đi hát, còn mong muốn được gìn giữ văn hóa truyền thống ca trù của Diễn Châu”, đàn kép Nguyễn Văn Thành tâm sự.

Rời mảnh đất ca trù Kẻ Lứ xưa, nay đã tấp nập người qua lại, những ngôi nhà mới xây che khuất mái đình Cháy. Trong tâm trí vẫn đầy ắp hình ảnh cô đào nương mắt đong đưa, miệng mỉm cười, tay gõ xuống bàn làm nhịp phách say sưa hát, bên cạnh đó là người chồng tay so dây đàn đáy, “biểu diễn” cho chúng tôi nghe luôn điệu 36 giọng vừa mới học được về. Tin rằng, mảnh đất này không chỉ sản sinh, mà còn có thể đón nhận, khơi dậy và nuôi dưỡng những tấm lòng đến với ca trù, giữ gìn, nâng niu trân trọng vốn quý di sản cha ông đã để lại. Ca trù, vẫn còn đó sức sống đặc biệt bền bỉ với thời gian…

Lê Nga - Nguyễn Tuế

tin mới

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.