Ca trù Cổ Đạm - Cần có giải pháp bảo tồn kịp thời

(Baonghean.vn) - Xã Cổ Đạm (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) lâu nay vẫn được biết đến là “cái nôi” của Ca trù Xứ Nghệ với những làn điệu đã lay thức biết bao tâm hồn người nghe; những điển tích, điển cố, những giá trị nhân văn lớn lao của Ca trù nơi đây đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa đậm đà của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, ít ai biết được rằng “kho báu” nghệ thuật ấy đang dần mai một theo thời gian và lâm vào  cảnh… cần được “bảo vệ khẩn cấp”.

Những trang sử nơi “đất tổ” ca trù


Tương truyền, đất tổ Ca trù là ở Cổ Đạm, Tổ sư Ca trù là vợ chồng Đinh Lễ và Bạch Hoa ở Tổng Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Theo truyền thuyết, Tổ sư Đinh Lễ được hai vị tiên cho khúc gỗ và mẫu vẽ cây đàn Đáy, dựa vào mẫu đó, Đinh Lễ đã đẽo thành cây đàn, tiếng đàn đánh lên hay đến nỗi chim cá cũng phải ngẩn ngơ lắng nghe. Đinh Lễ đi khắp nơi dạy cho nhân gian những điệu hát làm say đắm lòng người mà ngày nay vẫn gọi là Ca trù.

Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ, nơi tụ họp của “một số những con

người ít ỏi” còn tình yêu, còn muốn tiếp tục gắn bó với Ca trù trên mảnh đất Nghi Xuân – Hà Tĩnh

Có lần Đinh Lễ đến châu Thường Xuân (Thanh Hóa), quan Tri châu ở đây tên là Bạch Đình Sa có cô con gái tên gọi Bạch Hoa, đã mười sáu xuân xanh mà chưa biết nói. Khi nghe tiếng đàn Đinh Lễ, cô gái đang ăn cơm liền lấy đũa gõ vào mâm theo nhịp tiếng đàn, Bạch Đình Sa cho mời Đinh Lễ vào nhà đàn hát và khi dứt tiếng đàn, Bạch Hoa cất lên được tiếng nói. Cho là duyên trời sắp đặt, Bạch Đình Sa tác hợp cho hai người nên đôi lứa. Hai vợ chồng trở về Cổ Đạm lập nghiệp, chồng dạy đàn, vợ dạy múa hát, trai gái trong vùng theo học rất đông. Sau này Đinh Lễ được tiên ông đưa về trời, hóa thành con chim xanh, Bạch Hoa cũng đổ bệnh mà mất biến thành cây đào đỏ. Nhân dân lập đền thờ hai vợ chồng, phong làm Tổ sư Ca trù, lấy ngày 11 tháng Chạp hàng năm làm ngày giỗ.

Theo sử sách, từ thế kỷ 16 ở mảnh đất Cổ Đạm này, hình thức nghệ thuật Ca trù đã bắt đầu có và hình thành nên phường giáo ty Cổ Đạm, và cho đến thời Nhà Nguyễn (thế kỷ 17) thì Ca trù Cổ Đạm rất hưng thịnh, trở thành trung tâm Ca trù của 4 phủ, 12 huyện Nghệ An và Hà Tĩnh, cùng với đó là sự đóng góp to lớn của Nguyễn Công Trứ mà Ca trù ở Nghi Xuân trở nên nổi tiếng trong cả nước…
 
So với Ca trù xứ Bắc thì Ca trù Cổ Đạm có những nét riêng như hát nhanh và đanh hơn; tiết tấu rõ hơn và không luyến láy; cách lấy hơi nhàn nhã, thư thái hơn; phần đệm đàn, trống, phách cũng có những sự khác biệt khi âm lượng đánh ra vọng và giòn hơn…
 
Ca trù Cổ Đạm mang nặng tiếng nói ân tình, đậm đà bản sắc dân tộc, được lưu truyền từ đời này qua đời khác, nắm vai trò chủ đạo trong việc UNESCO công nhận Ca trù Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (01-10-2009). Đã có liên tiếp các thế hệ Nghệ nhân Ca trù từ nơi đây, họ đã có nhiều cống hiến cho Ca trù Việt Nam và nhận được nhiều giải thưởng liên quan đến loại hình nghệ thuật này…
 
Điều lấy làm day dứt là những năm trở lại đây, mặc dù Ca trù vẫn chiếm giữ được một vị trí nhất định trong lòng mỗi người dân Cổ Đạm, song có không ít những lí do bất khả kháng mà nó đang dần phai nhạt trên chính mảnh đất mà nó được sinh ra…
 
Thực trạng buồn qua lời kể của các nghệ nhân
 
Đến với “cái nôi” Ca trù Cổ Đạm, tôi cố gắng tìm gặp bốn cụ nghệ nhân Ca trù có tiếng ở nơi đây với mong mỏi một lần được nghe cả bốn cụ cất lên giọng hát anh đào mà… “một thời đã làm đắm say biết bao bậc chính nhân quân tử”, nhưng điều đó đã không thể nào trọn vẹn khi người dân Cổ Đạm cho biết rằng hiện xã chỉ còn hai nghệ nhân cao tuổi là cụ Phan Thị Nga và cụ Trần Thị Gia, cả hai cụ tuổi đã ngoài 90, và cụ Nga thì đã không còn minh mẫn. Tôi tìm đến nhà cụ Trần Thị Gia theo sự chỉ dẫn của người dân, căn nhà vách lá nhỏ bé, đơn sơ hiện ra trước mắt… Mặc dù tuổi tác đã cao nhưng cụ Gia vẫn còn khá minh mẫn và đặc biệt giọng hát của cụ vẫn còn mượt mà, êm ái như những “Đào” đương thì xuân sắc...

Cụ Gia đượm buồn khi được hỏi về thực trạng Ca trù Cổ Đạm

Khi được hỏi về sự mai một của Ca trù Cổ Đạm, cụ Gia đã không giấu được nỗi buồn trên đôi mắt, cụ tâm sự: “Buồn lắm chú à, bọn trẻ giờ không mấy đứa theo hát Ca trù nữa. Tôi nhớ ngày trước xã bọn tôi có một cái đình làng, trai gái vẫn tụ tập diễn hát, lớp già thì truyền dạy cho lớp trẻ, mà bọn trẻ thì cũng thích lắm, không như giờ… Hơn nữa, giờ Ca trù không còn được quan tâm như ngày trước, kể cả xã cũng chẳng mấy để í, những năm chúng tôi còn hát, cái trống, cái đàn… cũng phải tự tìm, tự thuê mà diễn…”
 
Đối với cụ Gia, lúc nào cụ cũng đau đáu một nỗi lo, nỗi lo Ca trù sẽ thất truyền, hơn nữa con cái cũng chẳng có, chính vì lẽ đó cụ nhận 22 đứa cháu hàng xóm quanh nhà làm học trò và dạy hát Ca trù cho bọn trẻ. Nhưng theo cụ Gia, trong số bọn trẻ được dạy hát, cũng chỉ có 2 đứa cháu họ của cụ là thực sự yêu thích và có năng khiếu với Ca trù. Cụ Gia còn chia sẻ thêm một số thông tin về các thế hệ học trò của cụ, theo lời cụ thì học trò xuất sắc nhất của cụ là vợ chồng anh Trần Văn Đài và chị Dương Thị Xanh ở Thôn 10 – Xã Cổ Đạm, anh Đài và chị Xanh đã có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, phát huy nghệ thuật Ca trù Cổ Đạm, đồng thời cũng nhận được rất nhiều giải thưởng lớn bé liên quan đến nghệ thuật Ca trù tại các cuộc thi trong cả nước…

Chào tạm biệt cụ Gia, tôi lập tức tìm đến gia đình anh Đài, chị Xanh, tuy nhiên phải mất mấy tiếng sau, khi trời đã tối hẳn thì tôi mới trò chuyện được với họ, bởi đơn giản, đó là lúc mà họ trở về sau những công việc thường ngày để nuôi sống gia đình.      
 
Hiện anh Trần Văn Đài đang làm Chủ nhiệm CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ, anh tâm sự: “Hai vợ chồng chúng tôi đến với Ca trù đơn giản chỉ là vì tình yêu với nó, vì tình yêu với nó mà chúng tôi nhận nhiệm vụ khôi phục, phát huy Ca trù; thành lập CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ, sinh hoạt vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. CLB đã đạt rất nhiều thành tích trong các cuộc thi Liên hoan dân ca Việt Nam, Liên hoan CLB Ca trù toàn quốc v.v…”
   
Tuy nhiên, anh Đài cũng không ngại ngùng giãi bày rằng mặc dù yêu và diễn hát Ca trù thật nhưng Ca trù không thể nuôi sống được bản thân cũng như gia đình anh, trái lại anh chị còn phải làm những công việc khác để nuôi sống gia đình mình và “nuôi sống” Ca trù, anh Đài thường gọi vui công việc của anh là “lấy nghề nuôi nghề”.
        
Nhắc đến thực trạng Ca trù Cổ Đạm hiện nay, anh Đài thẳng thắn nói rằng: Ca trù Cổ Đạm đang ngày càng phai nhạt dần đi, cũng do Ca trù rất kén người nghe, mà thế hệ trẻ bây giờ thì chẳng mấy mặn mà với Ca trù nữa. Vả lại cũng có rất nhiều lí do, ví như CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ lúc mới thành lập có hơn 40 thành viên mà giờ chỉ vẹn vẹn có 10 người nữa, do người thì đi làm ăn xa, người thì đi học, người thì đi lấy chồng v.v… Nghĩ mà buồn! Theo tôi thì Nhà Nước, từ cấp bộ, cấp địa phương cần phải quan tâm, đầu tư cho chính đáng, chẳng hạn như các cụ nghệ nhân cần được quan tâm nhiều hơn và đặc biệt là sự chung tay của công động, nếu không e rằng một ngày nào đó Ca trù sẽ không còn nữa… ”
 
Còn chị Dương Thị Xanh thì chia sẻ: “Đối với chúng tôi thì cái tiếc lớn nhất là không giữ chân được thành viên trong CLB Ca trù, nhiều người rất giỏi, rất có năng khiếu nhưng cuối cùng cũng dứt áo ra đi, cũng không thể trách được họ, tất cả cũng chỉ vì cơm áo gạo tiền, nỗi lo chung mà thôi. Ca trù đâu có nuôi được họ!”
               
CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ đang từng ngày vực dậy những hy vọng mong manh nhằm “cứu sống” Ca trù Cổ Đạm, nhưng “một cây liệu có làm nên non không?”, có quá ít những thành viên để tạo nên được “một điều kì diệu”. Liệu có còn ai đến với nơi đây, nơi “hiếm hoi” nhất trên mảnh đất Nghi Xuân nếu như không muốn nói là nơi duy nhất để những người có tình yêu Ca trù “nương tựa”.
 
Mong muốn được phục dựng lại loại hình nghệ thuật đặc sắc mà cha ông đã để lại đang là nỗi ao ước của không chỉ riêng mỗi người nghệ nhân mà nó còn là của cả cộng đồng. Đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Ca trù Cổ Đạm - Nghi Xuân (giai đoạn 2013-2020) đang được xây dựng khá công phu, đề xuất nhiều giải pháp, nhưng đến nay vẫn chưa thấy “rục rịch” gì, phải chăng tất cả chỉ là trên lí thuyết?

Đã gần 4 năm trôi qua kể từ ngày UNESCO vinh danh Ca trù là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, theo lộ trình, chỉ còn vỏn vẹn một năm nữa, đến năm 2014, chúng ta phải hoàn thành nhiệm vụ đưa Ca trù vượt qua cái ranh giới “cần được bảo vệ khẩn cấp”. Nếu không làm được điều đó, hậu quả sẽ rất khôn lường, có thể UNESCO sẽ bãi bỏ danh hiệu cao quí mà chúng ta nhận được, hoặc thậm tệ hơn nữa là... “chúng ta đang tự đánh mất chính mình”. Tuy nhiên để thực hiện được điều đó, quả thực là không hề đơn giản, nó đòi hỏi một kế hoạch cụ thể, tính khả thi cao; đòi hỏi một sự đầu tư thích đáng; và đòi hỏi hơn hết đó là… sự chung tay của cộng đồng!

Trường Kỳ (SVTT)

tin mới

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.