Thói quen 'chết người' nhiều bà nội trợ mắc phải

Dùng giấy báo gói thực phẩm có thể khiến người ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc chì, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
Không chỉ mất vệ sinh, việc dùng giấy báo gói trực tiếp thức ăn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm độc chì nghiêm trọng, có thể gây biến đổi gen... 
Nguy cơ nhiễm độc chì
Sách báo dù in màu hay in trắng đen cũng đều dùng mực in, chứa hợp chất chì rất độc hại. Vì vậy, khi dùng giấy sách báo gói thức ăn loại mực này tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, lâu dần có thể gây biến đổi gen tế bào, tác động đến di truyền.
Đặc biệt, chất độc của chì không bị phân giải trong nước, không bị ôxy hóa, nên một khi đã vào cơ thể sẽ được các tổ chức như mỡ, não, gan... hấp thu và tồn trữ lại, rất khó đào thải ra ngoài. Một nghiên cứu cũng cho thấy trong 1kg giấy sách báo chứa 0,1 - 1mg chất độc của chì, nếu cơ thể người chứa khoảng 0,5 - 2mg chất độc này sẽ có những biểu hiện nhiễm độc như phù mi mắt, ra mồ hôi bàn tay, buồn nôn hoặc nôn...
Nhiễm độc chì có thể gây thiếu máu, rối loạn ý thức, đau đầu, co giật, chậm phát triển chiều cao, viêm gan và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Biểu hiện của điều này là việc trí nhớ bị suy giảm, ù tai, hoa mắt.
Điều đặc biệt nguy hiểm là những tác hại của việc nhiễm chì không bộc lộ ngay mà cơ thể sẽ tích tụ trong suốt một thời gian dài, chỉ khi đến ngưỡng giới hạn nó mới bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây cũng là lý do nhiều người không thấy được tác hại của việc này nên vẫn vô tư sử dụng giấy báo để gói thức ăn.
Nhiễm khuẩn do giấy báo
Ngoài ngộ độc chì, nguy cơ nhiễm khuẩn do giấy báo cũng khá cao khi những tờ giấy báo đi từ nhà máy sản xuất đến các sạp hàng bán báo và qua tay người đọc, sau đó đến các nhà thu mua phế liệu và đồng nát rồi mới đến tay của các chủ hàng bán xôi và bán bánh.
Trong quá trình đó, đã có rất nhiều bụi, vi khuẩn, ký sinh trùng bám vào. Giấy báo lại là chất liệu dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng bám dính và phát triển. Không chỉ giấy sách, báo mà giấy trắng cũng vô cùng độc hại, bởi trong quá trình sản xuất, không thể tránh khỏi việc sử dụng chất tẩy rửa. Chất tẩy rửa này, sau khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ gây ra các phản ứng hóa học, kết quả là những chất gây hại lưu lại trên thực phẩm. Nếu ăn những thực phẩm ấy trong thời gian dài có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hại đến tính mạng.
Theo bà Nguyễn Khánh Trâm – Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã quy định:
Theo bà Nguyễn Khánh Trâm – Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã quy định:
– Các thiết bị và dụng cụ chế biến bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm phải được làm từ nguyên liệu không độc, không gây mùi vị lạ so với mùi vị của thực phẩm ban đầu, không hấp thụ, không thôi nhiễm vào thực phẩm, không bị ăn mòn, tránh bụi, côn trùng và các nguồn ô nhiễm khác.
– Nghiêm cấm việc đóng gói thực phẩm bằng các bao gói có nguy cơ gây ngộ độc, gây hại, không bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm như giấy báo, nhựa tái sinh…/.
Theo.VOV

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.