Rước bệnh xương khớp do thói quen lướt smartphone

Thúy thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh, gần đây cảm thấy ngón cái của bàn tay phải đau buốt, khi gập vào không thể tự duỗi ra được.

dan-van-phong-ruoc-benh-do-thoi-quen-dung-smartphone

Ảnh minh họa: Trần Ngoan.

Thúy 27 tuổi, làm công việc văn phòng ở quận 7, TP HCM. Cô gái cho biết ngày nào cũng sử dụng smartphone để chat, check mail, xử lý công việc, và giải tríGần đây ngón cái của bàn tay phải Thúy bị đau nhiều, mỗi khi gấp duỗi đều nghe âm thanh “lật bật” ở khớp cuối ngón, sờ vào rất đau. Thậm chí có lúc cô gấp ngón tay đột ngột thì bị “mắc kẹt” không thể duỗi ra được nữa. 

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM chẩn đoán Thúy bị hội chứng "ngón tay cò súng" do thói quen sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều. Đó là nguyên nhân khiến cô thường xuyên bị tê đau, mỗi khi gập ngón tay cái bị "mắc kẹt" phải dùng tay kia kéo thật mạnh mới duỗi thẳng lại được. Sau một thời gian, cảm giác tê xuất hiện ở cả 2 bàn tay, tay trái thường nhẹ hơn bên phải. Triệu chứng càng nặng hơn khi người bệnh làm việc, đánh máy hoặc cầm điện thoại lâu, cả khi ngủ cũng cảm thấy tê

Bác sĩ Thành nhìn nhận sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ với các thiết bị kỹ thuật số hiện đại như smartphone, máy tính bảng và laptop mang lại nhiều tiện ích trong xử lý công việc, học tập cũng như giải trí. Thống kê của Mỹ, năm 2012 có 35% người trưởng thành nước này sử dụng smartphone. Đến năm 2016, con số này đã tăng lên 65%. Theo thống kê của BBC, mỗi ngày trên thế giới có 17,6 tỷ tin nhắn được thực hiện qua sóng di động. Số lượng người sử dụng các thiết bị smartphone ngày càng gia tăng cùng với thời lượng sử dụng trong một ngày. 

Những năm gần đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận ngày càng nhiều người trẻ đến khám với các triệu chứng đau mỏi ở vùng cổ bàn tay, các ngón tay, đôi khi kèm theo đau mỏi vùng vai, cột sống cổ, thắt lưng... Hầu hết trường hợp này có nguyên nhân gây bệnh liên quan đến thói quen sử dụng smartphone thường xuyên. 

Bác sĩ Thành từng điều trị chứng bệnh này cho một nam doanh nhân 35 tuổi, ở quận 1, TP HCM. Bệnh nhân cho biết thường xuyên sử dụng điện thoại smartphone có bàn phím cứng. Gần đây, ông thấy đau mỏi nhiều các khớp ngón tay, nhất là cổ tay bên phải, có thể sờ thấy một cục sưng to ở ngoài cổ tay, ấn vào rất đau. Có những lúc bấm điện thoại, cơn đau dữ dội quá buộc ông phải buông điện thoại, nghỉ một lúc cho bớt đau rồi mới làm việc tiếp. 

Bác sĩ Thành giải thích, điện thoại thông minh có 2 loại: loại dùng bàn phím cứng vật lý và loại có bàn phím ảo. Điện thoại phải dùng lực bấm càng mạnh thì càng tác động nhiều lên các đầu ngón tay. Thói quen sử dụng smartphone gây các bệnh v cơ xương khớp ngày càng phổ biến song ít ai để ý đến. Biểu hiện bệnh chủ yếu là đau ở bàn tay, lâu dần ảnh hưởng đến cột sống cổ, cột sống thắt lưng hoặc vai.

Cơ chế gây bệnh cơ xương khớp liên quan đến thói quen sử dụng smartphone là do mọi người thường bấm điện thoại ở tư thế cố định trong một thời gian dài. Tình trạng này tác động lớn lên dây chằng, gân cơ vùng xương cổ, vai, vùng thắt lưng, vùng cổ tay, bàn tay. Từ đó dẫn đến bệnh về cơ xương khớp, bộ phận nào càng bị tác động nhiều thì càng đau nhiều.

Theo VNE

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.