3 loại thảo dược giúp cải thiện tâm trạng

Theo Lương y Đỗ Văn Sơn (suckhoedoisong.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tâm trạng bi quan, trầm uất là do chức năng điều tiết của tạng can (gan) bị uất kết. Có thể cải thiện tâm trạng bằng một số loại thảo mộc...

Để hóa giải trạng thái trầm uất, cần tiến hành tự điều tiết tâm lý bằng cách tích cực tham gia các hoạt động tập thể (tham quan, du lịch); giao lưu với bạn hữu có cùng sở thích; duy trì đều đặn tập thể dục (đi bộ, đạp xe) hoặc những môn thể thao phù hợp với điều kiện và thể chất... Bên cạnh đó, để giải tỏa tâm trạng bi quan, bạn có thể sử dụng đến sự trợ giúp của một số loại thảo dược dưới đây.

1. Quả phật thủ giúp cải thiện tâm trạng

Phật thủ là trái cây, cũng là vị thuốc. Theo Đông y, phật thủ có vị đắng, cay, thơm, tính ấm; có tác dụng sơ can giải uất, lý khí, táo thấp hóa đàm; chủ trị các chứng "can uất khí trệ", "can vị bất hòa", "tỳ vị khí trệ" - dẫn tới trầm cảm, chán nản, ngực bụng hay mạng sườn đau tức, hay thở dài, lợm giọng buồn nôn, kém ăn, ho nhiều đờm...

Sử dụng phật thủ tươi 16g hoặc khô 8g, hãm nước sôi uống thay trà trong ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng lá phật thủ thay thế cho quả. Liều dùng 30g lá tươi hoặc15g lá khô, hãm nước uống thay trà.

photo-1711422772741-17114227738531156024603-0-0-428-685-crop-1711423225955707720675-3704.jpeg
Phật thủ là trái cây, cũng là vị thuốc giúp cải thiện tâm trạng.

2. Vỏ quýt chín (trần bì)

Vỏ quýt chín rửa sạch và phơi khô, có thể dùng sống hoặc sao vàng. Theo phương pháp bào chế đông dược, vỏ quýt chín đem rửa sạch, để ráo, lau và cạo sạch phía bên trong rồi thái nhỏ phơi nắng hoặc sấy khô lấy tên thuốc là trần bì.

Theo Đông y, trần bì vị cay đắng, tính ấm; có tác dụng kiện tỳ, điều hòa khí huyết trong cơ thể và cải thiện trạng thái tinh thần.

photo-1711422774492-17114227748301124993976-6337.jpeg
Vỏ quýt chín cho vị thuốc trần bì giúp cải thiện tâm trạng.

Để giải trừ trạng thái u uất, có thể sử dụng trần bì 12-16g, sắc nước uống thay trà trong ngày hoặc sấy khô, tán bột mịn, hòa vào cháo nóng, ăn trong bữa điểm tâm buổi sáng.

3. Hương phụ

Hương phụ là thân rễ phơi hay sấy khô của cây củ gấu hay cỏ cú. Dược liệu có vị cay đắng, ngọt nhẹ, tính bình; có tác dụng giảm bực tức, khó chịu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau, trừ đờm...

Trong đông y, hương phụ, trần bì đều có tác dụng "lý khí" - điều tiết khí trong cơ thể; cải thiện trạng thái tinh thần. Riêng hương phụ, ngoài tác dụng lý khí, còn có thêm tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Vì vậy, Đông y cho rằng hương phụ là vị thuốc đứng đầu trong nhóm thuốc chữa bệnh phụ nữ. Hầu hết bệnh tật, đều là do tinh thần u uất (khí cơ uất kết) sinh ra.

Kinh nghiệm dùng hương phụ cải thiện tâm trạng: Hương phụ cạo sạch vỏ, cho nước vào nấu qua một lát, giã dập, phơi khô rồi sao vàng tán bột, thêm mật ong, hoàn viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 1 viên với nước ấm.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.