7 sự kiện 'nóng' của thế giới ngày qua

(Baonghean.vn)- Tướng Trung Quốc treo cổ tự sát khi bị điều tra tham nhũng; Hy Lạp bắt giữ 9 người bị tình nghi dính líu khủng bố; Hàn Quốc nối lại phiên xử cựu Tổng thống Park Geun-hye vắng mặt;... là những tin tức quốc tế nổi bật ngày qua.

1. Tướng Trung Quốc treo cổ tự sát khi bị điều tra tham nhũng

Tướng Trương Dương, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Tướng Trương Dương, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Tướng Trương Dương - cựu Ủyy viên Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã treo cổ tự sát tại nhà riêng ở Bắc Kinh. Thông tin trên được Quân ủy Trung ương Trung Quốc công bố vào ngày 28/11, theo Tân Hoa xã.

Ông Trương tự sát trong bối cảnh ông đang bị giới chức Trung Quốc điều tra về mối liên hệ giữa ông và 2 cựu quan chức cao cấp tham nhũng trong quân đội Trung Quốc là tướng Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu.

Ông Trương Dương, năm nay 66 tuổi, từng làm chủ nhiệm Cục Công tác Chính trị của Quân ủy Trung ương. Ông cũng từng giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Trung Quốc.

Theo Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cơ quan này hôm 28/8 đã quyết định tổ chức “nói chuyện” với ông Trương để điều tra sự dính líu của ông này với hai cựu Phó Chủ tịch Quân ủy họ Quách và họ Từ.

Các điều tra viên cho hay tướng Trương trước đó đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật. Ông cũng bị nghi ngờ đưa và nhận hối lộ và giữ một lượng lớn tài sản từ các nguồn bất minh.

2. Hy Lạp bắt giữ 9 người bị tình nghi dính líu khủng bố

Một nhân viên giám định mang theo các trang thiết bị cần thiết trong vụ đột kích của cảnh sát Hy Lạp. Ảnh: Reuters  ------------ Xem thêm: Hy Lạp bắt giữ 9 người bị tình nghi dính líu khủng bố, http://vietbao.vn/The-gioi/Hy-Lap-bat-giu-9-nguoi-bi-tinh-nghi-dinh-liu-khung-bo/410884090/159/ Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
Một nhân viên giám định mang theo các trang thiết bị cần thiết trong vụ đột kích của cảnh sát Hy Lạp. Ảnh: Reuters 
Lực lượng cảnh sát Hy Lạp hôm 28/11 tiến hành đột kích, bắt giữ 9 nghi phạm, gồm 8 nam giới và 1 phụ nữ, ngay trước thời điểm Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tới thăm nước này, theo Reuters.

Những nghi can là người Afghanistan và Kurd. Lực lượng cảnh sát tìm thấy nhiều chai lọ có chứa nguyên liệu chế chất nổ chưa được xác định, cùng nhiều kíp nổ và máy tính xách tay trong các căn hộ.

Một sỹ quan cảnh sát Hy Lạp cho biết, giới chức nước này đang xác minh mối liên hệ của nhóm người kể trên với DHKP/C – nhóm phiến quân được cho là đứng đằng sau một loạt vụ tấn công và đánh bom tự sát ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1990.
3. Hàn Quốc nối lại phiên xử cựu Tổng thống Park Geun-hye vắng mặt
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye. Ảnh: EPA
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye. Ảnh: EPA
Ngày 28/11, sau hơn 40 ngày gián đoạn, tòa án Hàn Quốc đã nối lại phiên xét xử cựu Tổng thống Park Geun-Hye​ song không có sự xuất hiện của bị cáo. 

Cựu Tổng thống Park đã bị tạm giam từ tháng 3 vừa qua do bị cáo buộc tham nhũng và các tội danh khác. Tòa án bắt đầu xét xử bà vào tháng 5. 

Tháng trước, Tòa án Quận trung tâm Seoul đã quyết định gia hạn tạm giam thêm 6 tháng và bà Park đã từ chối xuất hiện tại tòa để phản đối quyết định này. 

Các luật sư đại diện của bà Park cũng đã đồng loạt từ bỏ vụ xử để phản đối quyết định này của tòa. Sau đó tòa án đã chỉ định lại 5 luật sư bào chữa cho bà Park song bà từ chối gặp họ. 


Trong một diễn biến liên quan, hãng thông tấn Athens dẫn lời một sỹ quan cảnh sát cho biết, những người bị bắt giữ không có liên hệ với các nhóm khủng bố trong nước hay Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

4. Indonesia gia hạn đóng cửa sân bay Bali thêm 24 giờ
Núi lửa Agung tại Indonesia phun trào. Ảnh: AAP
Núi lửa Agung tại Indonesia phun trào. Ảnh: AAP

Bộ Giao thông Indonesia ngày 28/11 cho biết, sẽ gia hạn việc đóng cửa sân bay quốc tế Gusti Ngurah Rai của Bali thêm 24 giờ.

Tuyên bố của Bộ Giao thông Indonesia cho biết, theo một báo cáo từ Cơ quan Hàng không Quốc gia, nhiều tuyến đường bay đã bị bao phủ bởi tro bụi núi lửa.

Sân bay Bali cách ngọn núi lửa Agung 60km, sẽ bị đóng cửa đến 7h sáng 29/11. Chính quyền địa phương đưa ra danh sách 10 sân bay thay thế cho các hãng hàng không để chuyển hướng, bao gồm các tỉnh lân cận.

5. Saudi Arabia xử tử 7 người trong một ngày

Người biểu tình mô phỏng một vụ xử tử lao động nước ngoài tại Saudi Arabia. Ảnh: Rex.
Người biểu tình mô phỏng một vụ xử tử lao động nước ngoài tại Saudi Arabia. Ảnh: Rex.

Hãng tin SPA của Saudi Arabia đưa tin nước này đã thi hành án tử hình đối với 6 công dân Yemen phạm tội giết người, cướp tài sản và một người đàn ông Saudi vì tội buôn lậu ma túy hôm 28/11.

SPA dẫn thông cáo của Bộ Nội vụ Saudi Arabia cho hay các công dân Yemen bị tuyên có tội vì thành lập băng nhóm sát hại 2 người đàn ông và một người phụ nữ trong 3 vụ tấn công khác nhau tại nhà riêng ở tỉnh Assir.

Trong mỗi vụ tấn công, hung thủ đều lấy đi tiền và các món đồ khác, theo thông cáo trên. Họ bị tử hình tại thành phố Abha, thủ phủ tỉnh Assir thuộc miền Nam Saudi Arabia.

6. Tân Tổng thống Kenya Kenyatta cam kết thống nhất đất nước

 Ngày 28/11, ông Uhuru Kenyatta đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Kenya nhiệm kỳ thứ 2. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 28/11, ông Uhuru Kenyatta đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Kenya nhiệm kỳ thứ 2. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 28/11, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta cam kết trở thành nhà lãnh đạo của tất cả người dân và nỗ lực thống nhất đất nước sau tiến trình bầu cử đẩy quốc gia Đông Phi này rơi vào tình trạng rối loạn chính trị trong nhiều tháng qua.
Phát biểu tại lễ tuyên thệ nhậm chức trước sự chứng kiến của hàng chục nghìn người ủng hộ, Tổng thống Kenyatta tuyên bố sẽ dành thời gian và sức lực để "xây những cây cầu kết nối" nhằm thống nhất và mang lại thịnh vượng cho đất nước.
Ông Kenyatta đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Kenya lại diễn ra ngày 26/10, sau khi lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia đối lập (NASA) Raila Odinga rút lui với lý do cuộc bầu cử thiếu bình đẳng và cần phải thay đổi.
7. Bà Hillary bất ngờ khuyên ông Trump về vấn đề Triều Tiên
 Bà Hillary Clinton dự hội nghị thường niên của Tạp chí Caijing. Ảnh: SCMP
Bà Hillary Clinton dự hội nghị thường niên của Tạp chí Caijing. Ảnh: SCMP

Phát biểu tại hội nghị thường niên kéo dài 3 ngày của Tạp chí Caijing ngày 28/11, cựu Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tránh "dọa dẫm" và "xúc phạm cá nhân" khi xử lý vấn đề Triều Tiên.

Bà Hillarychỉ trích chính quyền ông Trump vì đã xa rời ngoại giao trong những tháng gần đây và bà hy vọng Trung Quốc sẽ không theo con đường này. 

NY Post đưa tin, trong khi tập trung chủ yếu vào chủ đề lập trường của Mỹ đối với Triều Tiên, bà Hillary cũng cho rằng Trung Quốc đang dùng cách tiếp cận sai và khiến cho tình hình tồi tệ hơn bằng cách "bí mật" tăng cường quân sự.  

Hillary Clinton bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán 6 bên – đàm phán đa phương giữa Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và Triều Tiên về giải trừ hạt nhân – vốn đã sa lầy từ năm 2009 sẽ được phục hồi.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.