Bài thuốc hay từ sâu của cây dâu

"Có người nói con sâu sống trong thân cây dâu tằm được dùng chữa bệnh rất tốt. Xin cho biết cách dùng sâu dâu để chữa bệnh".

Sâu dâu hay nhậy sâu là ấu trùng của một loại xén tóc sống và lớn dần trong thân cây dâu tằm. Toàn thân sâu mềm nục, con nhỏ bằng đầu đũa, con to có thể bằng ngón tay, dài 3-5 cm, màu trắng như sữa. Đầu hơi tròn dẹt, phần ngực có những điểm chấm nhỏ màu nâu đỏ, phần bụng chia đốt. Chân rất nhỏ, có khi không rõ.

Khi cần dùng, tìm những thân cây dâu có lỗ thủng kèm theo phân đùn ra ngoài, cắt lấy và chẻ dọc để lấy sâu. Chỉ dùng những con to là những con trưởng thành. Dùng ngay hoặc phơi, sấy khô. Dược liệu có vị ngọt, mặn, béo, mùi thơm (khi sao), tính ấm, không độc, được dùng từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tác dụng tiêu tích, giải độc, giảm ho, cầm máu.

Bài thuốc hay từ sâu của cây dâu ảnh 1

Nhân dân thường dùng sâu dâu (3-5 con) cho vào một chén nhỏ cùng với ít mật o­ng, hấp chín, rồi nghiền nát, thêm ít nước, cho trẻ uống làm nhiều lần trong ngày để chữa cam còm, đau mắt có nhiều dử, chảy nhiều nước mắt, lở mũi miệng, ho sốt, kinh phong.

Sâu dâu nướng qua cho vào rượu trắng ngâm trong nhiều ngày, uống chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, hay mỏi mệt, rất thích hợp với cơ thể người cao tuổi.

Để chữa ho, nướng sâu vàng giòn, tán bột, trộn với mật o­ng mà uống. Phụ nữ bị băng huyết, lấy sâu dâu nướng cho gần cháy đen, tán bột, uống với rượu hâm nóng, mỗi lần 4-6 g. Ngày 2-3 lần.

Phân của sâu dâu (miền Nam gọi là bù xè) sao vàng, tán bột mịn ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 g với rượu chữa hậu sản ra máu, băng huyết. Nếu trộn phân sâu với nước, nghiền nhuyễn rồi thêm bột nếp làm thành viên bằng hạt nhãn, mỗi lần uống 1-2 viên với nước cơm sẽ có tác dụng chữa hậu sản, đi lỵ nhiều lần trong ngày.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống - NT

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.