Châu Âu lo ngại nếu Mỹ giảm sản lượng và xuất khẩu khí đốt

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Politico cho biết, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đánh giá lại quy trình phê duyệt giấy phép xuất khẩu khí đốt là điều đáng lo ngại đối với châu Âu, khối này vốn đang phụ thuộc vào nguồn cung từ Mỹ, trong bối cảnh giảm lượng khí đốt mua từ Nga.

khi-dot-lng-252.jpg
Nơi xử lý và lưu trữ khí hóa lỏng tại cảng Freeport LNG (Mỹ). Ảnh: Reuters

RT dẫn nguồn từ tờ Politico (Mỹ) đưa ra cảnh báo, việc Washington xem xét lại sản xuất và xuất khẩu khí đốt tự nhiên, do lo ngại tác động gây ra biến đổi khí hậu, đang khiến châu Âu lo sợ. Bởi, ngành năng lượng của châu Âu trong những năm gần đây đang bộc lộ sự mong manh.

Việc Bộ Năng lượng Mỹ đánh giá lại quy trình phê duyệt giấy phép xuất khẩu khí đốt có nguy cơ gây ra đình trệ các dự án đáp ứng nhu cầu năng lượng của châu Âu, trong bối cảnh "lục địa già" cắt giảm nguồn cung từ Nga.

Politico gọi đây là một ví dụ điển hình khác về các vấn đề ưu tiên của Washington - trong trường hợp này là giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch. Toan tính này của Mỹ có thể khiến giới lãnh đạo châu Âu đau đầu, và thậm chí cản trở việc đạt được các mục tiêu an ninh chung giữa Washington và châu Âu.

Trong khi những người ủng hộ Tổng thống Joe Biden hoan nghênh thông tin về khả năng kiểm soát tốt hơn đối với tác động của khí đốt đối với khí hậu, thì nó lại dấy lên lo ngại trong các nhà điều hành năng lượng châu Âu. Hiệp hội thương mại EuroGas ước tính, Liên minh châu Âu đã cắt giảm mức tiêu thụ khí đốt của Nga xuống chưa đến 1/3 trong số 155 tỷ mét khối khí đốt Nga xuất khẩu sang châu Âu vào năm 2021. Để đạt được mục tiêu này, EU đã phải lấp chỗ trống bằng cách tăng gấp ba lần nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) từ Mỹ, đạt 60 tỷ mét khối khí vào năm 2023.

Chủ tịch EuroGas Didier Hollot cho biết: "Khí tự nhiên hoá lỏng như một sự giải thoát cho châu Âu và góp phần ổn định giá khí đốt và điện cho người tiêu dùng, sau một thời gian dài chịu mức giá cao kỷ lục, do nguồn cung từ Nga giảm". Ông Hollot cho biết thêm, việc giảm xuất khẩu của Mỹ có thể dẫn đến sự gia tăng và kéo dài tình trạng mất cân bằng nguồn cung toàn cầu.

Các chuyên gia của Politico tin rằng, việc giảm nguồn cung từ Mỹ có thể thúc đẩy các công ty châu Âu và châu Á ký hợp đồng với Qatar - quốc gia đang có kế hoạch tăng sản lượng đáng kể khí tự nhiên hoá lỏng.

Reuters trích số liệu theo dấu tàu biển cho thấy, xuất khẩu LNG của Mỹ đã lập kỷ lục trong tháng 12 và cả năm 2023. Theo đó, khoảng 8,6 triệu mét khối khí LNG đã rời các cảng của Mỹ tháng trước. Tổng cộng cả năm, xuất khẩu của Mỹ tăng 14,7% lên 88,9 triệu mét khối khí.

tin mới

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.